✴️ Hồi sức tim phổi (CPR) và chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020 (P2)

Nội dung

HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO CHO TRẺ EM

Tóm tắt về các vấn đề chính và thay đổi lớn

Mỗi năm, ở Hoa Kỳ có hơn 20.000 trẻ sơ sinh và trẻ em bị ngưng tim. Mặc dù tỷ lệ sống sót gia tăng và tỷ lệ kết quả thần kinh tốt sau khi bị IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) ở trẻ em là tương đối tốt, tỷ lệ sống sót sau khi bị OHCA (out-of-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) ở trẻ em vẫn rất thấp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Các khuyến nghị về hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em (PBLS) và CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên đã được kết hợp với các khuyến nghị về hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em (PALS) trong một tài liệu duy nhất trong Hướng dẫn năm 2020. Các nguyên nhân gây ngưng tim ở trẻ sơ sinh và trẻ em khác với ngưng tim ở người lớn và ngày càng có nhiều chứng cứ dành riêng cho trẻ em ủng hộ các khuyến nghị này. Các vấn đề chính, các thay đổi lớn và các cải tiến trong Hướng dẫn năm 2020 bao gồm các nội dung sau:

Các quy tắc và biện pháp hỗ trợ trực quan đã được sửa đổi để kết hợp yếu tố khoa học tốt nhất và cải thiện tính rõ ràng cho người làm công tác hồi sinh PBLS (Pediatric basic life support; Hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em) và PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em).

Dựa trên dữ liệu mới có từ việc hồi sinh cho trẻ em, tốc độ thông khí hỗ trợ được khuyến nghị đã được tăng lên 1 nhịp thở sau mỗi 2 đến 3 giây (20-30 nhịp thở mỗi phút) cho tất cả các tình huống hồi sinh cho trẻ em.

ETT (endotracheal tubes; ống nội khí quản) có bóng chèn được đề xuất để giảm rò rỉ khí và phục vụ nhu cầu trao đổi ống cho các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi cần đặt nội khí quản.

Việc áp dụng ép sụn nhẫn thường xuyên trong khi đặt nội khí quản không còn được khuyến nghị.

Để tối đa hóa cơ hội có kết quả hồi sinh tốt, nên dùng epinephrine càng sớm càng tốt, trường hợp lý tưởng sẽ là trong vòng 5 phút sau khi bắt đầu ngưng tim do nhịp không sốc điện được (hoạt động điện vô mạch và suy tim).

Đối với những bệnh nhân đã đặt đường dẫn động mạch, sử dụng phản hồi từ việc đo huyết áp động mạch liên tục có thể cải thiện chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi).

Sau ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên), bệnh nhân nên được đánh giá về tình trạng co giật; cần điều trị tình trạng động kinh và bất kỳ cơn co giật nào.

Bởi quá trình hồi phục sau ngưng tim tiếp tục kéo dài sau lần nhập viện đầu tiên, bệnh nhân cần được đánh giá chính thức và hỗ trợ về các nhu cầu thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội.

Một cách tiếp cận chuẩn độ để quản lý dịch, kèm theo truyền epinephrine hoặc norepinephrine nếu cần dùng thuốc vận mạch, là thích hợp trong hồi sinh sau sốc nhiễm trùng.

Trên cơ sở phần lớn ngoại suy từ dữ liệu của người lớn, hồi sinh cân bằng thành phần máu là hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc xuất huyết.

Xử trí việc quá liều opioid bao gồm CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) và sử dụng naloxone kịp thời bởi những người cứu hộ không chuyên hoặc những người cứu hộ được đào tạo.

Trẻ bị viêm cơ tim cấp bị rối loạn nhịp tim, chẹn tim, thay đổi đoạn ST hoặc cung lượng tim thấp có nguy cơ cao bị ngưng tim. Việc chuyển sớm đến phòng chăm sóc chuyên sâu là quan trọng và một số bệnh nhân có thể cần hỗ trợ tuần hoàn cơ học hoặc hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể (ECLS).

Trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh và sinh lý tâm thất đơn đang trong quá trình tái tạo theo giai đoạn đòi hỏi những cân nhắc đặc biệt trong xử trí PALS (Pediatric advanced life support; hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em).

Xử trí tăng áp động mạch phổi có thể bao gồm việc sử dụng nitric oxide, prostacyclin dạng hít, giảm đau, an thần, phong tỏa thần kinh cơ, gây nhiễm kiềm hoặc liệu pháp cấp cứu bằng ECLS (Extracorporeal life support; hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể).

Các quy tắc và Biện pháp hỗ trợ trực quan

Nhóm viết đã cập nhật tất cả các quy tắc để phản ánh nền khoa học mới nhất và thực hiện một số thay đổi lớn để cải thiện việc đào tạo trực quan và các biện pháp hỗ trợ hiệu suất:

Một dây chuyền xử trí cấp cứu mới dành cho trẻ em đã được tạo ra cho tình trạng IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) ở trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.

Một liên kết thứ sáu, hồi phục, đã được thêm vào Dây chuyền xử trí cấp cứu OHCA (out-of-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) dành cho trẻ em và được bao gồm trong Dây chuyền xử trí cấp cứu IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) mới dành cho trẻ em.

Quy tắc ngưng tim ở trẻ em và quy tắc nhịp tim chậm có mạch ở trẻ em đã được cập nhật để phản ánh nền khoa học mới nhất.

Quy tắc nhịp tim nhanh có mạch ở trẻ em hiện bao gồm cả nhịp tim nhanh phức hợp rộng và hẹp ở bệnh nhi.

Hai quy tắc trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến opioid mới đã được bổ sung cho những người cứu hộ không chuyên và những người cứu hộ được đào tạo.

Một danh sách kiểm tra mới được cung cấp cho việc chăm sóc sau ngưng tim ở trẻ em.

Các nguyên nhân gây ngưng tim ở trẻ sơ sinh và trẻ em khác với ngưng tim ở người lớn và ngày càng có nhiều chứng cứ dành riêng cho trẻ em ủng hộ các khuyến nghị này.

Các khuyến nghị mới và được cập nhật chính

Các thay đổi về tốc độ thông khí hỗ trợ: Hô hấp nhân tạo

2020 (Đã cập nhật): (Hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em) Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em có mạch nhưng không có hoặc không đủ sức hô hấp, cứ 2 đến 3 giây hô hấp nhân tạo một lần (20-30 lần/phút) là hợp lý.

2010 (Cũ): (Hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em) Nếu sờ thấy mạch 60 lần/phút hoặc nhiều hơn nhưng không đủ hơi thở, hô hấp nhân tạo với tốc độ khoảng 12 đến 20 lần/ phút (cứ 3-5 giây một lần) cho đến khi thở tự nhiên trở lại.

Các thay đổi về tốc độ thông khí hỗ trợ: Tốc độ thông khí trong quá trình CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) với đường thở nâng cao

2020 (Đã cập nhật): (Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) Khi thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ở trẻ sơ sinh và trẻ em với đường thở nâng cao, đặt mục tiêu khoảng tốc độ hô hấp ở mức 2 đến 3 giây một lần (20-30 lần/phút) là hợp lý, tùy theo độ tuổi và tình trạng lâm sàng. Tốc độ vượt quá các khuyến nghị này có thể gây tổn thương đến huyết động.

2010 (Cũ): (Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ em được đặt ống nội khí quản, thông khí với tốc độkhoảng 6 giây một lần (10 lần/phút) mà không làm gián đoạn việc nhấn ngực.

Lý do: Dữ liệu mới cho thấy tốc độ thông khí cao hơn (ít nhất 30 lần/phút ở trẻ sơ sinh [dưới 1 tuổi] và ít nhất 25 lần/ phút ở trẻ em) có liên quan đến việc cải thiện tỷ lệ ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) và tỷ lệ sống sót sau IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) ở trẻ em. Mặc dù không có dữ liệu về tốc độ thông khí lý tưởng trong quá trình CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) không có đường thở nâng cao hoặc đối với trẻ bị ngưng hô hấp có hoặc không có đường thở nâng cao, để đơn giản hóa việc huấn luyện, khuyến nghị xử lý ngưng hô hấp đã được chuẩn hóa cho cả hai tình huống.

ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn

2020 (Đã cập nhật): Chọn ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn thay vì ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) không có bóng chèn khi đặt ống nội khí quản cho trẻ sơ sinh và trẻ em là hợp lý. Khi sử dụng ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn, cần chú ý đến kích thước, vị trí và áp lực thổi phồng của bóng chèn (thường <20-25 cm H2O).

2010 (Cũ): Cả ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn và ETT(endotracheal tube; ống nội khí quản) không có bóng chèn đều được chấp nhận khi đặt ống nội khí quản cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Trong một số trường hợp nhất định (ví dụ: phổi giãn nở kém, sức cản của đường thở cao hoặc rò rỉ khí thanh môn lớn), ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn có thể thích hợp hơn so với ống không có bóng chèn, miễn là chú ý [đảm bảo thích hợp] về kích thước, vị trí của ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) và áp lực thổi phồng của bóng chèn.

Lý do: Một số nghiên cứu và đánh giá hệ thống ủng hộ sự an toàn của ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn và cho thấy việc giảm nhu cầu thay ống và đặt lại ống nội khí quản. Ống có bóng chèn có thể làm giảm rủi ro hít vào. Hiếm khi xảy ra hẹp dưới thanh môn khi sử dụng ETT (endotracheal tube; ống nội khí quản) có bóng chèn ở trẻ em và tuân thủ kỹ thuật cẩn thận.

Ép sụn nhẫn khi đặt ống nội khí quản

2020 (Đã cập nhật): Không khuyến nghị ép sụn nhẫn thường quy trong khi đặt ống nội khí quản cho bệnh nhi.

2010 (Cũ): Không có đủ chứng cứ để khuyến nghị việc áp dụng ép sụn nhẫn thường quy để ngăn chặn việc hít vào khi đặt ống nội khí quản ở trẻ em.

Lý do: Các nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng việc áp dụng ép sụn nhẫn thường quy làm giảm tỷ lệ đặt ống nội khí quản thành công và không làm giảm tỷ lệ nôn trớ. Nhóm viết đã khẳng định lại các khuyến nghị trước đây để ngừng ép sụn nhẫn nếu điều đó ảnh hưởng đến việc thông khí hoặc tốc độ hoặc độ dễ dàng khi đặt ống nội khí quản.

Nhấn mạnh việc dùng epinephrine sớm

2020 (Đã cập nhật): Đối với bệnh nhi ở bất kỳ trường hợp nào, dùng liều epinephrine đầu tiên trong vòng 5 phút kể từ khi bắt đầu nhấn ngực là hợp lý.

2015 (Cũ): Dùng epinephrine trong trường hợp ngưng tim ở trẻ em là hợp lý.

Lý do: Một nghiên cứu về trẻ em bị IHCA (in-hospital cardiac arrest; ngưng tim trong bệnh viện) được cho dùng epinephrine cho nhịp ban đầu không sốc điện được (hoạt động điện vô mạch và suy tim) đã chứng minh rằng, cứ mỗi phút trì hoãn dùng epinephrine, ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên), tỷ lệ sống sót sau 24 giờ, tỷ lệ sống sót để xuất viện và tỷ lệ sống sót với kết quả thần kinh có lợi bị giảm đáng kể.

Những bệnh nhân được cho dùng epinephrine trong vòng 5 phút sau khi thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) so với những bệnh nhân được cho dùng epinephrine muộn hơn 5 phút sau khi thực hiện CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) có nhiều khả năng sống sót để xuất viện hơn. Các nghiên cứu về OHCA (out-of-hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) ở trẻ em đã chứng minh rằng dùng epinephrine sớm hơn làm tăng ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên) , tỷ lệ sống sót đến khi vào phòng chăm sóc chuyên sâu, tỷ lệ sống sót đến khi xuất viện và sống sót đến 30 ngày.

Trong phiên bản năm 2018 của Quy tắc ngưng tim ở trẻ em, bệnh nhân có nhịp không thể sốc điện được cho dùng epinephrine sau mỗi 3 đến 5 phút, nhưng việc cho dùng epinephrine sớm không được nhấn mạnh. Mặc dù trình tự hồi sinh không thay đổi, quy tắc và ngôn ngữ khuyến nghị đã được cập nhật để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho dùng epinephrine càng sớm càng tốt, đặc biệt khi nhịp không sốc điện được.

Theo dõi huyết áp xâm lấn để đánh giá chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi)

2020 (Đã cập nhật): Đối với bệnh nhân được theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên tục tại chỗ tại thời điểm ngưng tim, người thực hiện sử dụng huyết áp tâm trương để đánh giá chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) là hợp lý.

2015 (Cũ): Đối với bệnh nhân được theo dõi huyết động xâm lấn tại chỗ tại thời điểm ngưng tim, người cứu hộ sử dụng huyết áp để định hướng chất lượng CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) có thể là hợp lý.

Lý do: Thực hiện nhấn ngực chất lượng cao là rất quan trọng để hồi sinh thành công. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, trong số các bệnh nhi được CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) và có đặt đường dẫn động mạch, tỷ lệ sống sót với kết quả thần kinh có lợi được cải thiện nếu huyết áp tâm trương ở mức ít nhất là 25 mm Hg với trẻ sơ sinh và ít nhất là 30 mm Hg với trẻ em.

Phát hiện và điều trị co giật sau ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên)

2020 (Đã cập nhật): Khi có sẵn các nguồn lực, theo dõi điện não đồ liên tục được khuyến nghị để phát hiện các cơn co giật sau khi ngưng tim ở những bệnh nhân bị bệnh não dai dẳng.

2020 (Đã cập nhật): Khuyến nghị điều trị co giật lâm sàng sau khi bị ngưng tim.

2020 (Đã cập nhật): Điều trị tình trạng động kinh không co giật sau ngưng tim có tham khảo ý kiến của các chuyên gia là hợp lý.

2015 (Cũ): Ghi điện não đồ để chẩn đoán cơn co giật nên được thực hiện và diễn giải nhanh chóng và sau đó phải được theo dõi thường xuyên hoặc liên tục ở những bệnh nhân hôn mê sau ROSC (return of spontaneous circulation; tái lập tuần hoàn tự nhiên).

2015 (Cũ): Các phác đồ chống co giật tương tự để điều trị tình trạng động kinh do các nguyên nhân khác có thể được xem xét sau khi bị ngưng tim.

Lý do: Lần đầu tiên, Hướng dẫn đưa ra các khuyến nghị dành riêng cho trẻ em để kiểm soát cơn co giật sau khi bị ngưng tim. Động kinh không co giật, bao gồm cả tình trạng động kinh không co giật, rất phổ biến và không thể phát hiện được nếu không ghi điện não đồ. Mặc dù dữ liệu về kết quả từ những người sau ngưng tim còn thiếu, cả động kinh có tình trạng co giật và không co giật đều có kết quả xấu và việc điều trị tình trạng động kinh là có lợi ở bệnh nhi nói chung.

Đánh giá và hỗ trợ những người sống sót sau khi bị ngưng tim

2020 (Mới): Khuyến nghị đánh giá những trẻ em sống sót sau khi bị ngưng tim để nhận các dịch vụ phục hồi chức năng.

2020 (Mới): Giới thiệu những trẻ em sống sót sau khi bị ngưng tim để tham gia đánh giá thần kinh liên tục ít nhất trong năm đầu tiên sau khi bị ngưng tim.

Lý do: Quá trình hồi phục sau khi bị ngưng tim tiếp tục kéo dài sau lần nhập viện đầu tiên là điều ngày càng được công nhận rộng rãi. Những người sống sót có thể yêu cầu hỗ trợ y tế, phục hồi chức năng, người chăm sóc, hỗ trợ từ cộng đồng liên tục được tích hợp trong vài tháng đến vài năm sau khi họ bị ngưng tim. Một công bố khoa học gần đây của AHA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ bệnh nhân và gia đình trong thời gian này để đạt được kết quả lâu dài tốt nhất có thể.6

Sốc nhiễm trùng

Truyền dịch nhanh

2020 (Đã cập nhật): Ở những bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, truyền dịch với liều lượng 10 mL/kg hoặc 20 mL/kg và thường xuyên đánh giá lại là điều hợp lý.

2015 (Cũ): Dùng liều lượng dịch truyền ban đầu ở mức 20 mL/kg cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc là hợp lý, bao gồm cả những trẻ mắc các bệnh như nhiễm trùng huyết nặng, sốt rét ác tính và sốt xuất huyết.

Lựa chọn thuốc vận mạch

2020 (Mới): Ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc nhiễm trùng kháng dung dịch, dùng epinephrine hoặc norepinephrine như một dịch truyền hoạt mạch ban đầu là hợp lý.

2020 (Mới): Ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc nhiễm trùng kháng dung dịch, nếu không có sẵn epinephrine hoặc norepinephrine, có thể cân nhắc sử dụng dopamine.

Việc dùng corticosteroid

2020 (Mới): Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc nhiễm trùng không phản ứng với dung dịch và cần hỗ trợ vận mạch, cân nhắc liều ức chế corticosteroid có thể là hợp lý.

Lý do: Mặc dù truyền dịch vẫn là phương pháp điều trị ban đầu cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc, đặc biệt là sốc giảm lưu lượng máu và sốc nhiễm trùng, quá tải dịch có thể dẫn đến tăng tỷ lệ mắc bệnh. Trong các thử nghiệm gần đây trên bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, những người được truyền nhiều dịch hơn hoặc được hồi sinh từ dịch nhanh hơn có nhiều khả năng bị quá tải dịch đáng kể về mặt lâm sàng và cần thông khí cơ học. Nhóm viết đã khẳng định lại các khuyến nghị trước đây để đánh giá lại bệnh nhân sau mỗi lần truyền dịch và sử dụng dịch á tinh hoặc dịch keo để hồi sức khi bị sốc nhiễm trùng.

Các phiên bản trước của Hướng dẫn không đưa ra khuyến nghị về việc lựa chọn thuốc vận mạch hoặc sử dụng corticosteroid trong sốc nhiễm trùng. Hai RCT (Randomized controlled trials; Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng) cho thấy epinephrine tốt hơn dopamine khi được dùng như thuốc vận mạch ban đầu trong sốc nhiễm trùng ở trẻ em và norepinephrine cũng thích hợp. Các thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy lợi ích của việc dùng corticosteroid ở một số bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn đề kháng.

Sốc xuất huyết

2020 (Mới): Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bị sốc xuất huyết hạ huyết áp sau chấn thương, dùng các sản phẩm máu, nếu có sẵn, thay vì dùng chất á tinh để hồi sinh thể tích liên tục là hợp lý.

Lý do: Các phiên bản trước của Hướng dẫn không phân biệt được việc điều trị sốc xuất huyết với các nguyên nhân gây sốc giảm lưu lượng máu khác. Ngày càng có nhiều chứng cứ (phần lớn từ người lớn nhưng cũng có một số dữ liệu của trẻ em) cho thấy lợi ích của việc hồi sinh sớm, cân bằng bằng cách sử dụng tế bào hồng cầu đóng gói, huyết tương tươi đông lạnh và tiểu cầu. Hồi sinh cân bằng được ủng hộ bởi các khuyến nghị từ một số hiệp hội chấn thương Hoa Kỳ và quốc tế.

Quá liều opioid

2020 (Đã cập nhật): Đối với bệnh nhân bị ngưng hô hấp, nên duy trì hô hấp nhân tạo hoặc thông khí bằng bóng khí-mặt nạ cho đến khi có nhịp thở tự phát trở lại và nên tiếp tục các biện pháp PBLS (Pediatric basic life support; Hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em) hoặc PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) tiêu chuẩn nếu không có nhịp thở tự phát.

2020 (Đã cập nhật): Đối với một bệnh nhân nghi bị quá liều opioid, có mạch rõ ràng nhưng không thở bình thường hoặc chỉ thở hổn hển (tức là ngưng hô hấp), ngoài việc cung cấp PBLS (Pediatric basic life support; Hồi sinh tim phổi cơ bản cho trẻ em) hoặc PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) tiêu chuẩn, người ứng cứu dùng naloxone tiêm bắp hoặc qua đường mũi là hợp lý.

2020 (Đã cập nhật): Đối với bệnh nhân nghi hoặc biết rõ là bị ngưng tim, trong trường hợp không có lợi ích xác thực của việc dùng naloxone, các biện pháp hồi sinh tiêu chuẩn nên được ưu tiên hơn so với việc dùng naloxone, tập trung vào CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) chất lượng cao (nhấn ngực cùng với thông khí).

2015 (Cũ): Sử dụng naloxone tiêm bắp hoặc qua đường mũi theo kinh nghiệm cho tất cả các bệnh nhân cấp cứu bị đe dọa tính mạng có liên quan đến opioid mà không có phản ứng có thể hợp lý như một biện pháp bổ trợ cho các phác đồ BLS (Basic Life Support; Hồi sinh tim phổi cơ bản) tiêu chuẩn của người cung cấp dịch vụ sơ cứu và người thực hiện không phải nhân viên y tế.

2015 (Cũ): Những người thực hiện ACLS (Advanced Cardiovascular Life Support; Hồi sinh tim mạch nâng cao) nên hỗ trợ thông khí và dùng naloxone cho những bệnh nhân với nhịp tim có tưới máu và ngưng hô hấp liên quan đến opioid hoặc suy hô hấp nặng. Việc thông khí bằng bóng khí-mặt nạ phải được duy trì cho đến khi nhịp thở tự phát trở lại và các biện pháp ACLS (Advanced Cardiovascular Life Support; Hồi sinh tim mạch nâng cao) tiêu chuẩn nên được tiếp tục nếu không có nhịp thở tự phát.

2015 (Cũ): Chúng tôi không đưa ra khuyến cáo về việc dùng naloxone trong trường hợp ngưng tim liên quan đến opioid đã được xác nhận.

Lý do: Vấn nạn opioid đã không tha cho trẻ em. Tại Hoa Kỳ vào năm 2018, việc sử dụng quá liều opioid gây ra 65 ca tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi và 3618 ca tử vong ở những người từ 15 đến 24 tuổi,9 và nhiều trẻ em khác cần hồi sinh. Hướng dẫn năm 2020 có các khuyến nghị mới về xử trí trẻ bị ngưng hô hấp hoặc ngưng tim do sử dụng quá liều opioid.

Những khuyến nghị này đối với người lớn và trẻ em là như nhau, ngoại trừ việc CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) bằng cách nhấn ngực-thông khí được khuyến nghị cho tất cả các bệnh nhi nghi bị ngưng tim. Naloxone có thể được dùng bởi những người thực hiện được đào tạo, những người không chuyên được đào tạo tập trung và những người không chuyên chưa được đào tạo. Các quy tắc điều trị riêng biệt được cung cấp để xử trí các trường hợp cấp cứu hồi sinh liên quan đến opioid bởi những người không chuyên không thể kiểm tra mạch một cách chắc chắn và bởi những người cứu hộ được đào tạo (Hình 6). OHCA (out-of- hospital cardiac arrest; ngưng tim ngoài bệnh viện) liên quan đến opioid là chủ đề của một công bố khoa học của AHA năm 2020.10

Viêm cơ tim

2020 (Mới): Do nguy cơ ngưng tim cao ở trẻ em bị viêm cơ tim cấp tính có rối loạn nhịp tim, chẹn tim, thay đổi đoạn ST và/hoặc cung lượng tim thấp, khuyến nghị cân nhắc sớm về việc chuyển đến theo dõi và điều trị tại ICU (Intensive care unit; Đơn vị chăm sóc tích cực).

2020 (Mới): Đối với trẻ em bị viêm cơ tim hoặc bệnh cơ tim và cung lượng tim thấp đề kháng, sử dụng ECLS (Extracorporeal life support; Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể) trước ngưng tim hoặc hỗ trợ tuần hoàn cơ học có thể có lợi để hỗ trợ cơ quan đích và ngăn ngừa ngưng tim.

2020 (Mới): Do những thách thức đối với việc hồi sinh thành công ở trẻ em bị viêm cơ tim và bệnh cơ tim, một khi xảy ra ngưng tim, việc cân nhắc sớm CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ngoài cơ thể có thể có lợi.

Lý do: Mặc dù viêm cơ tim chiếm khoảng 2% số ca đột tử do tim mạch ở trẻ sơ sinh,11 5% các ca đột tử do tim mạch ở trẻ em,11 và 6% đến 20% trường hợp đột tử do tim ở vận động viên, hướng dẫn PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) trước đây12,13 không có các khuyến nghị cụ thể cho việc xử trí. Những khuyến nghị này nhất quán với công bố khoa học của AHA năm 2018 về CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tim.

Tâm thất đơn: Khuyến nghị về Điều trị cho bệnh nhân phẫu thuật giảm nhẹ (Phẫu thuật Norwood/Phẫu thuật đặt ống dẫn Blalock-Tausig) giai đoạn I tiền phẫu và hậu phẫu

2020 (Mới): Theo dõi trực tiếp (ống tĩnh mạch chủ trên) và/hoặc gián tiếp (quang phổ hấp thụ cận hồng ngoại) độ bão hòa oxy có thể có lợi để hướng tới và xử trí trực tiếp ở trẻ sơ sinh bị bệnh nặng sau giai đoạn I của phẫu thuật giảm nhẹ Norwood hoặc đặt ống dẫn.

2020 (Mới): Ở bệnh nhân có ống dẫn hạn chế thích hợp, việc điều chỉnh sức cản mạch máu phổi có thể có ít tác dụng, trong khi giảm sức cản mạch máu toàn thân bằng cách sử dụng thuốc giãn mạch toàn thân (thuốc đối kháng alpha-adrenergic và/hoặc thuốc ức chế men phosphodiesterase loại III), có hoặc không sử dụng oxy, có thể hữu ích để tăng cung cấp oxy toàn thân (DO2)

2020 (Mới): ECLS (Extracorporeal life support; Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể) sau giai đoạn I của phẫu thuật giảm nhẹ

Norwood có thể hữu ích để điều trị DO2 (delivery of oxygen; cung cấp oxy) toàn thân kém.

2020 (Mới): Trong tình huống đã biết hoặc nghi ngờ tắc nghẽn ống dẫn, cho thở oxy, dùng thuốc vận mạch để tăng áp lực truyền dịch ống dẫn và dùng heparin (mũi tiêm nhanh 50-100 đơn vị/kg) trong khi chuẩn bị can thiệp bằng phẫu thuật hoặc dựa vào ống thông là hợp lý.

2020 (Đã cập nhật): Đối với trẻ sơ sinh trước hồi sức giai đoạn I có tuần hoàn phổi quá mức, cung lượng tim toàn thân và DO2 (delivery of oxygen; cung cấp oxy) kém kèm triệu chứng, nhắm đến một liều PaCO2 từ 50 đến 60 mm Hg là hợp lý. Điều này có thể đạt được trong quá trình thông khí cơ học bằng cách giảm thông khí phút hoặc bằng cách dùng thuốc giảm đau/an thần có hoặc không có phong tỏa thần kinh cơ.

2010 (Cũ): Trẻ sơ sinh ở trạng thái trước ngưng tim do tỷ lệ lưu lượng phổi toàn cơ thể tăng cao trước hồi sức Giai đoạn I có thể được hưởng lợi từ một liều PaCO2 từ 50 đến 60 mm Hg, có thể nhận được trong quá trình thông khí cơ học bằng cách giảm thông khí phút, tăng phân suất CO2 trong khí thở vào hoặc dùng opioid có hoặc không có chất gây tê liệt hóa học.

Tâm thất đơn: Khuyến nghị điều trị cho bệnh nhân phẫu thuật giảm nhẹ giai đoạn II (Phẫu thuật Glenn hai chiều/ Phẫu thuật Hemi-Fontan) và giai đoạn III (Phẫu thuật Fontan) hậu phẫu

2020 (Mới): Đối với những bệnh nhân ở trạng thái trước ngưng tim với sinh lý thông mạch phổi trên và tình trạng giảm oxy máu nghiêm trọng do lưu lượng máu phổi (Qp) không đủ, các chiến lược thông khí nhắm vào tình trạng nhiễm toan hô hấp nhẹ và áp lực đường thở trung bình tối thiểu mà không bị xẹp phổi có thể hữu ích để tăng oxy máu động mạch não và toàn thân.

2020 (Mới): ECLS (Extracorporeal life support; Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể) ở những bệnh nhân có thông mạch phổi trên hoặc tuần hoàn Fontan có thể được cân nhắc để điều trị DO2 (delivery of oxygen; cung cấp oxy) kém do các nguyên nhân   có thể hồi phục được hoặc làm cầu nối   với thiết bị hỗ trợ tâm thất hoặc điều chỉnh phẫu thuật.

Lý do: Khoảng 1 trong số 600 trẻ sơ sinh và trẻ em sinh ra mắc bệnh tim bẩm sinh nguy kịch. Phẫu thuật theo giai đoạn cho trẻ sinh ra với sinh lý tâm thất đơn, chẳng hạn như hội chứng tim trái giảm sản, kéo dàitrong vài năm đầu đời.15 Việc hồi sinh cho những trẻ sơ sinh và trẻ em này phức tạp và khác với những phương pháp quan trọng của chăm sóc PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) tiêu chuẩn. Các hướng dẫn trước đây của PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) không có các khuyến nghị cho nhóm bệnh nhân chuyên biệt này. Những khuyến nghị này nhất quán với công bố khoa học của AHA năm 2018 về CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tim.

Tăng huyết áp động mạch phổi

2020 (Đã cập nhật): Nitric oxide hoặc prostacyclin dạng hít nên được sử dụng như liệu pháp ban đầu để điều trị cơn tăng huyết áp phổi hoặc suy tim cấp tính bên phải thứ phát do tăng sức cản mạch phổi.

2020 (Mới): Xử trí và theo dõi hô hấp cẩn thận để tránh tình trạng thiếu oxy và chứng nhiễm toan trong chăm sóc hậu phẫu với trẻ bị tăng huyết áp động mạch phổi.

2020 (Mới): Đối với những bệnh nhi có nguy cơ cao bị tăng huyết áp phổi, cung cấp đầy đủ thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc ngăn chặn thần kinh cơ.

2020 (Mới): Để điều trị ban đầu các cơn tăng huyết áp phổi, việc cung cấp oxy và gây nhiễm kiềm thông qua tăng thông khí hoặc truyền kiềm có thể hữu ích trong khi dùng các thuốc giãn mạch đặc hiệu cho phổi.

2020 (Mới): Đối với những trẻ phát triển chứng tăng huyết áp động mạch phổi đề kháng, bao gồm các dấu hiệu của cung lượng tim thấp hoặc suy hô hấp sâu mặc dù đã được điều trị y tế tối ưu, ECLS(Extracorporeal life support; Hồi sinh tim phổi ngoài cơ thể) có thể được xem xét.

2010 (Cũ): Cân nhắc dùng nitric oxide dạng hít hoặc prostacyclin dạng khí dung hoặc chất tương tự để giảm sức cản mạch máu phổi.

Lý do: Tăng huyết áp động mạch phổi, một bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể và cần được xử trí chuyên khoa. Các hướng dẫn trước đây về PALS (Pediatric advanced life support; Hồi sinh tim phổi nâng cao cho trẻ em) không đưa ra khuyến nghị về xử trí tăng huyết áp động mạch phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Các khuyến nghị này nhất quán với các hướng dẫn về tăng huyết áp động mạch phổi ở trẻ em do AHA và Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ công bố năm 2015,16 và với các khuyến nghị có trong một công bố khoa học của AHA về CPR (Cardiopulmonary Resuscitation; Hồi sinh tim phổi) ở trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh tim năm 2020.

Xem tiếp: Hồi sức tim phổi (CPR) và chăm sóc tim mạch khẩn cấp (ECC) năm 2020 (P3)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top