Những bệnh lý thường gặp ở tim và nguyên nhân mắc phải

Nội dung

Những bệnh lý thường gặp ở tim

Cấu tạo của tim chứa nhiều van tim và hệ thống mạch máu phức tạp. Hoạt động của tim có diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của van tim và các mạch máu xung quanh. Do đó, hầu hết những bệnh lý thường gặp ở tim đều có liên quan ít nhiều đến mạch máu và van tim, trong đó bao gồm:

  • Bệnh mạch vành (coronary artery disease): Là tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành do sự tích tụ các chất béo (mảng xơ vữa) trong lòng mạch. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như:
    • Đau thắt ngực (angina): Là tình trạng mô cơ tim nhận thiếu oxy, chất dinh dưỡng từ máu, tạo nên những cơn đau thắt lan tỏa khắp phần ngực trái;
    • Đau tim (heart attack): Là tình trạng dòng máu chảy đến cơ tim bị chặn hoàn toàn, gây đau tim dữ dội;
    • Suy tim (heart failure): Tim đập chậm hoặc lúc nhanh lúc chậm, không thể cung cấp lưu lượng máu cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
  • Bệnh động mạch ngoại biên (peripheral arterial disease): Xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong động mạch dẫn máu đến tứ chi, thường là ở chân. Bệnh gây yếu chi, liệt chi hoặc tạo nên những vết lở loét;
  • Bệnh động mạch chủ (aortic disease): Là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến động mạch chủ, mạch máu lớn nhất trên cơ thể, giúp mang máu từ tim đến các cơ quan khác. Bệnh động mạch chủ phổ biến nhất là bệnh phình động mạch chủ, xảy ra khi thành mạch bị yếu, khiến mạch bị phình to, có nguy cơ vỡ gây chảy máu ra bên ngoài;
  • Bệnh lý van tim (heart valve regurgitation disease): Bao gồm bệnh hẹp van tim, làm giảm lưu lượng máu qua tim; bệnh hở van tim, làm máu chảy ngược về tim, gây khó thở, rối loạn nhịp tim và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe tổng thể.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến bệnh tim, trong đó bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Theo Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), gen di truyền có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba nguy cơ mắc bệnh tim của bạn so với người khác nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo bão hòa, cholesterol và muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Thiếu vận động: Không tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc tập thể dục đều đặn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do xơ vữa động mạch.
  • Hút thuốc lá: Theo Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hút thuốc là nguyên nhân gây bệnh tim mạch hàng đầu, chịu trách nhiệm cho khoảng 25% trường hợp tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm;
  • Tiêu thụ rượu: Uống nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trung bình, nhịp tim bình thường là khoảng 60 – 100 nhịp mỗi phút khi cơ thể bạn ở trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng rượu có thể khiến nhịp tim của bạn tạm thời tăng nhanh và nếu vượt quá 100 nhịp mỗi phút, làm tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng kéo dài gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh, cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy bệnh tim mạch phát triển.
  • Bệnh béo phì: Béo phì làm tăng 28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với người khỏe mạnh;
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường cũng là nguyên nhân thúc đẩy bệnh tim mạch phát triển. Thực tế cho thấy, có đến hơn 32% người mắc bệnh tiểu đường cũng bị mắc bệnh tim mạch;
  • Bệnh tăng huyết áp: Cao huyết áp có thể gây ra tổn thương các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim;
  • Bệnh lý bẩm sinh: Một số rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh, hiếm gặp có thể làm thay đổi cấu tạo của tim (hẹp van tim hẹp, hở van tim, thiếu mạch hoặc ngắt mạch,…) cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tim.
return to top