Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ còn được gọi là bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thể giới. Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ và đột quỵ gây ra khoảng 15.2 triệu cả tử vong trên toàn thế giới vào năm 2016. Điều này không có gì ngạc nhiên bởi khi một cơ quan quan trọng như trái tim bị đe doạ, thì việc mạng sống bịd de doạ là điều đương nhiên. Ngoài ra, bệnh tim mạch cũng có rất nhiều yếu tố nguy cơ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% số người sẽ có ít nhất một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Bạn cũng cần ghi nhớ rằng, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Cách tốt nhất để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là luyện tập thể thao, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và không hút thuốc lá.
Một sự cản trở nguồn cấp máu có thể gây đột quỵ. Nguyên nhân có thể do có cục máu đông hoặc bị chảy máu não. Đột quỵ dẫn đến tử vong ngay lập tức thường sẽ xảy ra ở vùng thân não và ảnh hưởng đến khả năng hít thở. Kể cả khi bạn không tử vong sau khi bị đột quỵ, thì nguy cơ tăng huyết áp hoặc mắc phải các bệnh nhiễm trùng khác cũng sẽ tăng cao hơn. Những người đã từng bị đột quỵ cũng có thể sẽ bị liệt, mắc phải các vấn đề về ngôn ngữ hoặc các khiếm khuyết khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong trên toàn thế giới là COPD, còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đây là một khái niệm dùng để chỉ các bệnh tiến triển ở phổi, ví dụ như khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính và hen suyễn dai dẳng. Triệu chứng phổ biến của bệnh COPD là khó thở, khò khè và ho nhiều.
Viêm đường hô hấp dưới là một nhóm bệnh, bao gồm cả bệnh viêm phổi. Viêm phổi có nguyên nhân là do nhiều loại vi sinh vật, vi khuẩn và virus gây ra. Viêm phổi có thể gây tử vong rất nhanh, đặc biệt là ở người cao tuổi. Viêm đường hô hấp dưới cũng là bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu, gây ra khoảng 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2016.
Mặc dù đây là một bệnh tiến triển và không trực tiếp gây tử vong, nhưng bệnh Alzheimer góp phần cũng với các yếu tố khác làm giảm tuổi thọ của con người hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Khi bệnh Alzheimer tiến triển, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát các kỹ năng vận động tinh, ví dụ như nuốt thức ăn, đi bộ. Các vấn đề về nhai nuốt ở những người bị Alzheimer có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác ví dụ như viêm phổi hô hấp và các bệnh viêm đường hô hấp khác.
Ung thư khí quản, phế quản và ung thư phổi gây ra khoảng 1.7 triệu ca tử vong vào năm 2016. Ung thư phổi đặc biệt là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở Mỹ, ở cả nam gới và nữ giới. Mặc dù ung thư phổi có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá, nhưng kể cả những người không hút thuốc cũng có nguy cơ bị ung thư phổi. Đa số các bệnh ung thư đường hô hấp sẽ có cùng các triệu chứng, ví dụ như khò khè và khó thở.
Tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Một biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh tiểu đường là tình trạng xeton acid tiểu đường. Trong tình trạng này, cơ thể sẽ sản xuất ra quá nhiều acid trong máu, cơ thể se xbị quá tải đường và bắt đầu phản ứng lại bằng việc làm các tế bào não sưng phù và gây chết các tế bào não. Mặc dù đây là tình trạng thường gặp trong bệnh tiểu đường typ 1 nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở những trường hợp bị tiểu đường typ 2 nặng. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc phải các biến chứng khác, ví dụ như nhiễm trùng, đột quỵ và bệnh tim mạch.
Theo CDC, tiêu chảy có thể gây mất nước nghiêm trong. Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ em, gây ra khoảng 40% số ca nhập viện do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mặc dù đã có vaccine phòng rota virus, CDC vẫn báo cáo lại rằng rotavirus vẫn là nguyên nhân chính gây tử vong ở các nước đang phát triển.
Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thường gây nhiễm trùng tại phổi và có thể ảnh hưởng đến nhiều khác của cơ thể, bao gồm não, da và bụng. Bệnh lao thường phổ biến hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp, và là một bệnh đặc biệt khó điều trị, đặc biệt là ở những nước nghèo. Phác đồ điều trị lao đặc biệt khó phát triển và khó để bệnh nhân tuân theo. Ngoài ra, vaccine phòng bệnh lao còn chưa phổ biến và chưa bảo vệ được hoàn toàn khỏi căn bệnh này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh