Khoảng 70-80% các cơn đột quỵ là do thiếu máu não, trong khi một số cơn đột quỵ vừa có thiếu máu và chảy máu, và những số còn lại là chảy máu.
Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cơ thể, bao gồm não, khi một động mạch cấp máu một vùng của cơ thể bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc bị tổn thương làm ngăn dòng máu chảy.
Máu có thể chảy qua các động mạch mang theo hồng cầu vận chuyển O2 đến tế bào. Máu cũng vận chuyển nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất đến tất cả các tế bào trong cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thừa. Chính vì thế khi bị gián đoạn quá trình cấp máu sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng do mỗi tế bào trong cơ thể cần oxy, nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất để tồn tại. Thiếu máu có thể xảy ra ở bất kì phần nào của cơ thể và khi nó xảy ra ở não sẽ được gọi là đột quỵ do thiếu máu não.
Thông thường nếu thiếu máu kéo dài hơn một vài phút, những thay đổi sinh học có hại bắt đầu diễn ra. Những thay đổi này gây tổn thương não qua một quá trình được gọi là nhồi máu. Nhồi máu não dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của tế bào não. Những thay đổi này được tạo ra do viêm và giải phóng chất độc gây hủy hoại tế bào, cũng như giải phóng dịch thừa dẫn đến phù, và làm thay đổi mạch máu.
Thời gian tổn thương hóa học của nhồi máu não bắt đầu trong vòng vài phút sau thiếu máu, tồi tệ hơn trong vòng vài giờ và tiếp tục tiến triển qua 24-48 giờ. Cuối cùng, tổn thương vĩnh viễn nghiêm trọng có thể xảy ra ở vùng bị ảnh hưởng nếu dòng máu không được khôi phục. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng và xử trí phù hợp có thể cứu sống và ngăn những khiếm khuyết nghiêm trọng do cơn đột quỵ.
Khi một vùng của não bị nhồi máu, bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng thần kinh do mất chức năng của vùng não bị tổn thương. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho phép bác sĩ đánh giá cẩn thận và hiểu rõ hơn quá trình thiếu máu, giúp điều trị tốt hơn để bảo vệ thần kinh của bệnh nhân đột quỵ. Nghiên cứu vấn đề bảo vệ thần kinh trong đột quỵ cuối cùng dẫn đến các cách để giảm hoặc loại bỏ những tổn thương gây nên bởi đột quỵ.
Khi thiếu máu xảy ra, và sau đó hồi phục, người bệnh xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua. Điều này còn được gọi là cơn thiếu máu nhất thời, do thiếu máu chỉ là nhất thời và không kéo dài đủ để gây tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu bạn bị như vậy, việc nhân ra dấu hiệu cảnh báo rất quan trọng do bạn có nguy cơ đột quỵ, cần được chăm sóc y khoa ngay lập tức.
Yếu tố nguy cơ của cơn đột quỵ thiếu máu bao gồm bất kì bệnh nào tăng xu hướng hình thành cục máu đông hoặc những bệnh gây tổn thương nội mạc thành mạch ở não, khiến chúng dễ bị tắc nghẽn.
Bệnh tim, tăng cholesterol máu, hút thuốc, bệnh mạch não, tăng huyết áp, đái tháo đường không kiểm soát tốt và rối loạn đông máu đều là yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu.
Điều trị cấp cứu với đột quỵ thiếu máu bao gồm theo dõi và kiểm soát huyết áp và đường máu, dùng thuốc chống đông. Điều trị lâu dài bao gồm duy trì huyết áp tối ưu, kiểm soát bệnh tim, đường máu, giảm cholesterol máu và dùng thuốc chống đông để ngăn sự phát triển của cục máu đông.
Những thói quen nhất định bao gồm chế độ ăn, tập thể dục và hút thuốc có thể có tác động lớn đến sự tiến triển của cơn đột quỵ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh