Trái tim có 4 van để giúp giữ cho dòng máu chảy đúng hướng giữa 4 buồng tim (bao gồm 2 buồng tâm nhĩ và 2 buồng tâm thất). Mỗi van tim giống như một cánh cửa một chiều. Trong mỗi nhịp đập của trái tim, các van mở ra để cho máu chảy ra khỏi buồng, sau đó đóng lại để ngăn máu chảy ngược lại.
4 van trong trái tim cụ thể là:
Có một số dạng bệnh van tim thường gặp như sau:
Hẹp van tim
Đây là tình trạng xảy ra khi van không hoạt động được bình thường do nắp van bị dày, cứng lại. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu, gây căng thẳng cho trái tim.
Hở van tim
Đây là tình trạng xảy ra khi nắp van bị rò rỉ, không đóng lại được đúng cách. Điều này có thể khiến máu bị dội ngược trở lại buồng tim qua van tim, khiến trái tim phải làm việc vất vả hơn để đảm bảo lưu thông máu khắp cơ thể.
Các triệu chứng cảnh báo bệnh van tim có thể thay đổi mức độ nghiêm trọng ở từng người. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh van tim nhưng cũng không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, dù chắc chắn họ vẫn cần được điều trị.
Nhìn chung, các triệu chứng cảnh báo bệnh van tim có thể bao gồm: Có tiếng thổi tim (khi nghe bằng ống nghe), đau ngực, choáng ngất, nhịp tim không đều, đánh trống ngực, hụt hơi, người mệt mỏi, sưng mắt cá chân và bàn chân… Do bệnh van tim không được điều trị có thể dẫn tới suy tim, bạn nên chủ động đi khám nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu cảnh báo trên.
Một số người bệnh van tim đã có những bất thường ngay từ khi sinh ra (dị tật tim bẩm sinh). Trong khi đó, một số người khác lại mắc bệnh do các yếu tố khác như tuổi tác, các bệnh khác khiến van tim bị tổn thương (như suy tim, bệnh cơ tim, đau tim, nhiễm trùng, thoái hóa van tim, vôi hóa van tim)…
Việc điều trị bệnh van tim thường phụ thuộc vào nguyên nhân “gốc rễ” của bệnh, cũng như cách bệnh tác động tới trái tim. Hầu hết các dạng bệnh van tim đều có thể được điều trị bằng thuốc, hoặc phẫu thuật van tim trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cụ thể như sau:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh