✴️ Sự điều chỉnh dòng máu bởi sự phát triển của tuần hoàn phụ

Nội dung

Ở hầu hết các mô của cơ thể, khi một động mạch hoặc tĩnh mạch bị chặn, một kênh mạch mới (tuần hoàn bàng hệ) thường phát triển xung quanh và cho phép tái cung cấp một phần máu cho mô mà mạch máu bị tắc chi phối. Bước đầu tiên của quá trình này là vòng giãn các mạch máu nhỏ để sẵn sàng kết nối với những mạch máu ở trên chỗ tắc đến mạch máu phía dưới. sự giãn mạch xảy ra trong vòng một, hai phút đầu, dòng chảy thường vẫn ít hơn một phần tư của lượng yêu cầu mà tất cả các mô cần. Tuy nhiên, sự mở các tuần hoàn phụ sau đó trong vòng nhiều giờ kế tiếp, sao cho trong vòng 1 ngày, một nửa mô cần máu có thể được đáp ứng, và trong vòng 1 vài ngày dòng máu thường đủ để đến các mô.

Tuần hoàn phụ tiếp tục phát triển trong một vài tháng sau đó, thường là các kênh nối nhiều mạch máu nhỏ hơn là một mạch lớn duy nhất. Ở trạng thái nghỉ ngơi, dòng máu cũng có thể gần như đáp ứng được nhu cầu của mô, nhưng những kênh mạch máu mới này hiếm khi phát triển lớn hơn để cung cấp lưu lượng máu cần trong suốt quá trình hoạt động tích cực. Do đó, sự phát triển các mạch máu phụ tuân theo những nguyên tắc thông thường của cả sự kiểm soát tức thì và lâu dài lưu lượng máu tại chỗ, sự kiểm soát tức thời là giãn mạch nhanh, tuân theo sự lớn lên và mở rộng các mạch máu mới qua một vài tuần, vài tháng.

Một ví dụ quan trọng của sự phát triển hệ tuần hoàn bàng hệ xảy ra sau thuyên tắc của một trong các mạch vành. Từ 60 tuổi tử đi, hầu hết mọi người trải qua sự tắc mạch hoặc ít nhất sự tắc một phần của một hoặc nhiều những nhánh nhỏ của mạch vành nhưng họ không hề biết vì có các tuần hoàn phụ phát triển rất nhanh đủ để ngăn cản sự phá hủy cơ tim. Khi các mạch máu phụ không đủ khả năng phát triển nhanh để duy trì lưu lượng máu do sự nhanh chóng hoặc khắc nghiệt của sự thiếu máu mạch vành, cơn đau tim nghiêm trọng sẽ xảy ra.

 

Cơ chế hình thành 03 loại tuần hoàn bàng hệ thường gặp

* Tắc tĩnh mạch chủ trên:
– Do u chèn ép, huyết khối,…
– Biểu hiện: Các tĩnh mạch nổi rõ ở ngực , máu chảy ngược xuống dưới rốn về tim. Đôi khi hay kèm theo phù áo khoác.
>> TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CHỦ TRÊN

 

* Tắc tĩnh mạch chủ dưới:
– Do huyết khối,viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới, u chèn ép,…
– Biểu hiện: Tĩnh mạch nổi rõ ở 1/2 bụng dưới, từ cung đùi trở lên, máu chảy từ tĩnh mạch chủ phần dưới đi lên tĩnh mạch chủ phần trên.
>> TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CHỦ – CHỦ

 

* Tắc tĩnh mạch cửa:
– Do huyết khối tĩnh mạch cửa, xơ gan, u chèn ép tĩnh mạch cửa, bệnh Ban ti, Hội chứng Budd- Chiari…
– Biểu hiện: Các tĩnh mạch nổi rõ ở nửa bụng trên, nhất là khi bệnh nhân ho, ngồi, rặn.
(Trong bệnh xơ gan, máu đi vào các nhánh tĩnh mạch phụ rồi đổ vào tĩnh mạch chủ trên hoặc tĩnh mạch chủ dưới )
>> TUẦN HOÀN BÀNG HỆ CỬA – CHỦ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top