Tim đập nhanh và chóng mặt sau khi ăn

Nội dung

Tim đập nhanh và chóng mặt trong vòng 1 – 3 giờ sau khi ăn là một tình trạng được gọi là hạ đường huyết phản ứng hay hạ đường huyết sau ăn, được đặc trưng bởi sự sụt giảm lượng đường trong máu, thường là dưới 70 mg / dL.

 

Tim đập nhanh và chóng mặt trong vòng 1 – 3 giờ sau khi ăn là một tình trạng được gọi là phản ứng hạ đường huyết hay hạ đường huyết sau ăn.

 

Nguyên nhân

Theo National Diabetes Information Clearinghouse nguyên nhân chính xác của hầu hết các trường hợp hạ đường huyết sau ăn là không thể xác định. Một giả thuyết cho rằng những người dễ bị hạ đường huyết sau ăn có thể không sản xuất được các hormone glucagon – một hormone có tác dụng lưu giữ năng lượng. Một giả thuyết khác là những người bị hạ đường huyết sau ăn thường quá nhạy cảm với epinephrine, gây ra các triệu chứng liên quan với hạ đường huyết.

Phẫu thuật dạ dày cũng làm tăng nguy cơ này bởi lúc này thức ăn sẽ đi qua dạ dày và thành ruột non nhanh hơn bình thường. Kết quả là lượng đường trong máu giảm xuống.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng của hạ đường huyết xảy ra như là kết quả của sự thiếu glucose trong não. Ngoài tim đập nhanh và chóng mặt sau khi ăn, người bị hạ đường huyết phản ứng có thể bị đói, lú lẫn, yếu, choáng váng, run rẩy, lo lắng và bối rối. Một số người cũng trải qua tình trạng mắt mờ và cơ bắp run rẩy.

 

Ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ba bữa chính sẽ giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

 

Điều trị và phòng ngừa

Hầu hết những người bị hạ đường huyết phản ứng không cần điều trị y tế và có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Ăn nhiều bữa trong ngày thay vì ba bữa chính sẽ  giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định. Cố gắng ăn 5 – 6 lần/ngày . Ngoài ra cần chú ý đến thực phẩm tiêu thụ hàng ngày. Mỗi bữa ăn cần cân bằng đầy đủ carbohydrate, protein nạc và một lượng nhỏ chất béo. Ngoài ra cũng cần nạp đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ  như đậu, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Những thực phẩm này di chuyển từ từ qua hệ thống tiêu hóa và giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.

 

Lưu ý

MayoClinic.com lưu ý rằng điều quan trọng là tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên. Thời gian tốt nhất để luyện tập là sau khi ăn hoặc sau khi ăn nhẹ có chứa  carbohydrate. Điều này đảm bảo rằng cơ thể  có đủ lượng đường để cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động thể chất.

Người bệnh cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt là khi bắt đầu tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Hạn chế đồ uống có chứa cafein như cà phê, trà và soda. Không nên uống rượu, vì thức uống chứa cồn này trực tiếp làm giảm lượng đường trong máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top