Tổng quan về bệnh huyết áp thấp đe dọa tính mạng người bệnh

Mặc dù ít được quan tâm và đề cập đến như cao huyết áp nhưng huyết áp thấp cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe không kém, có khi còn đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế tuyệt đối không nên chủ quan khi được chẩn đoán bị huyết áp thấp. Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu?

 

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Người bệnh được chẩn đoán huyết áp thấp khi có các triệu chứng như mệt mỏi, rất muốn nghỉ ngơi, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn… hoặc trị số huyết áp giảm đột ngột.
 

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra từ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp được thể hiện bằng hai chỉ số là: huyết áp tâm thu (hoặc ngắn gọn là số trên) và huyết áp tâm trương (số dưới).

Theo đó, nhìn chung huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu bằng hoặc dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương bằng hay dưới 60 mmHg. Tuy nhiên khác với huyết áp cao, trong huyết áp thấp trị số chỉ mang tính tham khảo, triệu chứng được quan tâm nhiều hơn. Người bệnh được chẩn đoán huyết áp thấp khi  có các triệu chứng như mệt mỏi, rất muốn nghỉ ngơi, hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, dễ nổi cáu, có cảm giác buồn nôn… hoặc trị số huyết áp giảm đột ngột.

 

Triệu chứng cảnh báo bệnh huyết áp thấp

Người bệnh huyết áp thấp có nhiều biểu hiện nặng nhẹ khác nhau và thường từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng thường gặp như:

  •  Mệt mỏi, khó thở và hơi tức ngực khi làm việc nặng, leo cầu thang bộ.
  • Người bị ra nhiều mồ hôi nhưng toàn thân có cảm giác ớn lạnh.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng động, trí óc khó tập trung, dễ nổi cáu, tức giận.
  • Có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
  • Bị ngất trong khoảng thời gian ngắn và hồi phục nhanh khi có tác động từ bên ngoài vào cơ thể nhằm tăng huyết áp hoặc cơ thể có xu hướng tự phục hồi.

 

Điều trị huyết áp thấp

Để biết một người có huyết áp thấp hay cao, cần phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày và theo dõi trong nhiều ngày.
 

Với những người khỏe mạnh bị huyết áp thấp mà chỉ có các triệu chứng ở mức độ nhẹ như chóng mặt thoảng qua khi đứng lên hoặc ngồi xuống, thường không cần điều trị.

Các trường hợp nghiêm trọng, gây ra những triệu chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, điều trị tập trung vào nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Đối với những người huyết áp xuống quá thấp gây sốc, cần được cấp cứu và điều trị ngay.

Nếu nguyên nhân gây huyết áp thấp là không thể xác định, mục tiêu điều trị thường là làm tăng huyết áp, hạn chế các dấu hiệu và triệu chứng. Một số phương pháp điều trị triệu chứng huyết áp thấp mà bạn đọc có thể tham khảo là:

Dùng thêm muối để nâng cao huyết áp, tuy nhiên với những người có vấn đề về tim mạch, ăn quá nhiều muối có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, vì thế nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

  • Hạn chế uống rượu vì rượu có thể làm giãn mạch và gây mất nước.
  • Khi đứng từ tư thế nằm hay ngồi nên đứng lên từ từ, không nên đứng quá lâu.
  • Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều tri hạ huyết áp tư thế.
  • Uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng cơ thể mất nước và làm tăng huyết áp.

Huyết áp giao động theo nhịp sinh học, nghĩa là thay đổi vài lần trong ngày. Do đó để biết một người có huyết áp thấp hay cao, cần phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày và theo dõi trong nhiều ngày.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top