✴️ Bệnh apxe quanh amidan

Nội dung

1. Đại cương

- Là tình trạng viêm cấp tính tổ chức liên kết khoảng quanh Amidan.

- Bệnh thường chỉ gặp ở thiếu niên và người lớn.

- Vi khuẩn thường gặp là liên cầu, tụ cầu, phế cầu và vi khuẩn kị khí.

 

2. Chẩn đoán

2.1. Chẩn đoán xác định

2.1.1. Lâm sàng

   a) Cơ năng 

- Đau họng bên nhiều, cảm giác đau xiên lên tai, đau tăng khi nuốt, nói.

- Khó nuốt, khó há miệng.

- Ứ đọng nước bọt, hơi thở hôi.

   b) Thực thể

- Có hội chứng nhiễm trùng.

- Há miệng hạn chế.

- Khoảng quanh Amidan phù nề: Trụ trước sưng phồng đẩy Amidan vào trong ra sau trong thể trước (thường gặp); trụ sau phồng đẩy Amidan ra trước trong thể sau (ít gặp).

- Lưỡi gà phù, lệch.

- Amidan thường có mủ trên bề mặt.

- Hạch góc hàm sưng đau.

2.1.2. Cận lâm sàng

   a) Cận lâm sàng để chẩn đoán

- Soi trực tiếp, nuôi cấy, làm KSĐ mủ Amidan hoặc mủ ổ apxe.

- Cấy máu, làm KSĐ nếu nghi nhiễm khuẩn huyết.

   b) Cận lâm sàng để điều trị và theo dõi

- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (BC thường tăng cao).

- Xét nghiệm về đông máu - cầm máu.

- HIV, HBsAg, HCV khi nghi ngờ phơi nhiễm.

- Sinh hóa: Ure, creatinin, protein, albumin, GOT, GPT, đường máu, điện giải đồ, CRP.

- Tổng phân tích nước tiểu.

- X-quang tim phổi.

2.2. Chẩn đoán giai đoạn

- Viêm tấy.

- Apxe.

2.3. Chẩn đoán thể

- Thể trước.

- Thể sau.

2.4. Chẩn đoán phân biệt

U thành họng bên.

- Ung thư Amidan.

 

3. Điều trị

3.1. Nguyên tắc

Kháng sinh liều cao phổ rộng.

- Chích dẫn lưu khi hóa mủ.

3.2. Điều trị cụ thể

3.2.1. Nội khoa

* Kháng sinh: Chỉ định 1 trong các thuốc sau, thời gian dùng thuốc 7 - 10 ngày.

- Cefotaxim x 1g/lần x 3 lần/ngày, tiêm TM trong 3 - 5 phút, cách 8 giờ.

- Ciprofloxacin x 400mg/lần x 2 lần/ngày, truyền TM trong 60 phút,cách 12 giờ.

- Kết hợp với Gentamicin x 5 - 7mg/kg/lần x 1 lần/ngày, tiêm bắp.

* Giảm đau, hạ sốt: Chỉ định 1 trong các thuốc sau, phối hợp thuốc khi NB đau nhiều:

- Paracetamol x 0,5 - 1g/lần x 2 - 4 lần/ngày, uống hoặc truyền TM.

- Piroxicam x 20mg x 1 lần, tiêm bắp.

* Chống viêm

Methyl prednisolon x 40 mg, tiêm TM chậm buổi sáng  x 3 - 5 ngày.

* An thần

Diazepam x 5 mg, uống tối x 3 - 5 ngày.

* Bồi phụ nước, điện giải cho các trường hợp đau nhiều ăn uống kém: Oresol, truyền dịch.

3.2.2. Thủ thuật: Chích rạch dẫn lưu ổ apxe

- Khi có biểu hiện hóa mủ sau khi đã được tiêm kháng sinh.

- Chích, rửa ổ apxe, đặt bấc dẫn lưu.

 

4. Theo dõi

4.1. Lâm sàng

- Theo dõi thông số sống 6 giờ một lần khi sốt. Theo dõi ngày 1 lần khi hết sốt.

- Tình trạng viêm tấy quanh Amidan và tại Amidan.

- Tình trạng ổ apxe.

4.2. Cận lâm sàng

- Sau chích dẫn lưu apxe 1 ngày nếu còn sốt phải cấy máu, làm KSĐ.

- Sau 5 ngày bệnh không tiến triển cần làm lại xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi khuẩn. Chụp lại x-quang phổi tìm tổn thương phối hợp.

 

5. Chăm sóc

5.1. Phân cấp chăm sóc

- Chăm sóc cấp 2 khi truyền dịch, sốt.

- Chăm sóc cấp 3 khi hết sốt.

5.2. Chế độ dinh dưỡng

Ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu. Ăn đặc dần khi đỡ đau.

5.3. Vệ sinh, giảm đau, phòng ngừa biến chứng, phục hồi chức năng.

- Vệ sinh thân thể.

- Hàng ngày hút rửa, thay bấc dẫn lưu ổ apxe x 3 ngày.

- Súc họng Dd Natri clorid 0,9% ngày 6 – 8 lần.

5.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe và chăm sóc tinh thần

- Động viên người bệnh.

- Bác sĩ giải thích tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra.

- Hướng dẫn NB tự chăm sóc, theo dõi, phát hiện dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị và khi ra viện.

- Hướng dẫn NB chế độ ăn uống, vệ sinh phòng chống nhiễm trùng.

- Khi ra viện: Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, súc họng nước muối nhiều lần trong ngày, khám, chữa răng sâu, cần cắt Amidan sau 1 - 2 tháng.

 

6. Tiêu chuẩn ra viện  

- Hết sốt, hết đau hoặc chỉ còn đau nhẹ.

- Khoảng quanh Amidan hết nề, vết chích thu nhỏ, hết mủ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top