Domepa

Thuốc Domepa là gì?

Có thành phần chính Methyldopa 250mg là loại thuốc làm giảm huyết áp bằng cách giảm nồng các chất hóa học trung gian trong máu của bạn. Điều này giúp các mạch máu (tĩnh mạch và động mạch) thư giãn (mở rộng), tim đập chậm và dễ dàng hơn.

Thuốc Domepa được sử dụng để điều trị tăng huyết áp (huyết áp cao).

Thành phần

  • Dược chất chính:  Methyldopa 250mg. 
  • Tá dược: Microcrystallin cellulose PH101, Acid citric, Povidon K90, Natri croscarmellose, Magnesi stearat, Colloidal silicon dioxid A200, Hydroxypropyl methylcellulose 15cP, Hydroxypropyl methylcellulose 6cP, Triethyl citrat, Talc, Màu Tartrazin lake, Màu Sicovit red, Màu Sunset Yellow lake, Titan dioxid.
  • Loại thuốc: Thuốc trị huyết áp
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén bao phim 250mg

Công dụng 

Được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị tăng huyết áp. Đặc biệt tăng huyết áp ở người mang thai.

Liều dùng

Người lớn:

  • Liều bắt đầu điều trị là 250mg, 2 – 3 lần/ngày, trong 48 giờ đầu. Sau đó liều này được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của mỗi người bệnh. Để giảm thiểu tác dụng an thần, nên bắt đầu tăng liều vào buổi tối.
  • Liều duy trì 0,5 – 2g/ngày, chia 2 - 4 lần. Liều hàng ngày tối đa được khuyến cáo là 3g.
  • Nên dùng phối hợp thuốc lợi niệu thiazid nếu không khởi đầu điều trị bằng thiazid hoặc nếu tác dụng làm giảm huyết áp không đạt với liều methyldopa 2g/ngày.

Người bệnh suy thận:

  • Methyldopa được bài tiết với số lượng lớn qua thận và những người bệnh suy thận có thể đáp ứng với liều nhỏ hơn.

Người cao tuổi:

  • Liều ban đầu 125mg, 2 lần mỗi ngày, liều có thể tăng dần. Liều tối đa 2g/ngày. Ngất ở người cao tuổi có thể liên quan tới sự tăng nhạy cảm với thuốc hoặc tới xơ vữa động mạch tiến triển. Ðiều này có thể tránh được bằng dùng liều thấp hơn.

Trẻ em:

  • Liều bắt đầu là 10mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 – 4 lần, tối đa 65mg/kg hoặc 3g/ngày.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Domepa bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Khi điều trị bằng methyldopa kéo dài, 10 – 20% số người bệnh có phản ứng Coombs dương tính. Trường hợp này trong một số hiếm hoàn cảnh có thể kết hợp với thiếu máu tan huyết và khi đó có thể dẫn tới biến chứng chết người. Thường gặp nhất là tác dụng an thần, ít nhất 30%; chóng mặt, 18% người bệnh dùng thuốc và khô miệng 10% số người dùng thuốc. Nhức đầu khi mới điều trị, sau hết hẳn (10%).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt, sốt.
  • Tuần hoàn: Hạ huyết áp tư thế, hạ huyết áp khi đứng, phù.
  • Thần kinh trung ương: An thần.
  • Nội tiết: Giảm tình dục.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Hô hấp: Ngạt mũi.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Suy nhược.
  • Thần kinh: Giảm sự nhạy bén trí tuệ, dị cảm.
  • Tâm thần: Ác mộng, trầm cảm.

Lưu ý 

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Viêm gan cấp và xơ gan đang tiến triển.
  • Rối loạn chức năng gan liên quan đến điều trị bằng methyldopa trước đây.
  • U tế bào ưa crôm.
  • Người đang dùng thuốc ức chế MAO.
  • Phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng

  • Tiền sử bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan từ trước.
  • Suy thận nặng.
  • Tiền sử thiếu máu tan huyết.
  • Bệnh Parkinson, trầm cảm tâm thần, rối loạn chuyển hóa porphyrin, xơ vữa động mạch não.
  • Nên định kỳ định lượng hồng cầu, bạch cầu và làm test gan trong 6 – 12 tuần đầu điều trị hoặc khi người bệnh bị sốt nhưng không rõ nguyên nhân.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Methyldopa có thể gây buồn ngủ, không nên dùng khi lái xe hoặc vận hành máy.

Thời kỳ cho con bú

Methyldopa bài tiết vào sữa mẹ, có thể gây nguy cơ đối với trẻ với liều điều trị thường dùng cho người cho con bú. Vì vậy thuốc không nên dùng cho người cho con bú.

Tương tác thuốc

Nên thận trọng khi dùng methyldopa với các thuốc sau:

  • Thuốc trị tăng huyết áp khác: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp, tăng các phản ứng bất lợi hoặc phản ứng đặc ứng thuốc.
  • Thuốc gây mê: Phải giảm liều của thuốc gây mê, nếu hạ huyết áp trong khi gây mê có thể dùng thuốc co mạch.
  • Làm tăng độc tính của lithi khi kết hợp.
  • Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO): Vì gây hạ huyết áp quá mức.
  • Amphetamin, các thuốc kích thích thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Vì gây đối kháng với tác dụng trị tăng huyết áp và mất sự kiểm soát huyết áp.
  • Thuốc tạo huyết có sắt: Làm giảm nồng độ methyldopa trong huyết tương và làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của methyldopa.
  • Thuốc tránh thai uống: Vì làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và gây khó kiểm soát huyết áp.
return to top