Nhược cơ là một bệnh thần kinh trong đó các tự kháng thể gây tổn thương thụ cảm thể Acetylcholin ở màng sau Sinap dẫn đến rối loạn quá trình dẫn truyền sau Sinap thần kinh cơ. Triệu chứng nổi bật của bệnh là yếu các cơ vân, hoạt động chóng mỏi. Bệnh thường đi kèm các bệnh tự miễn khác: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp...
Yếu tố 1 và 2 bắt buộc phải có:
1. Biểu hiện nhược các nhóm cơ vân khác nhau: mức độ nhược cơ thay đổi trong ngày, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
2.Test Prostigmin dương tính: Tiêm tĩnh mạch 0,5mg prostigmin hoặc tiêm dưới da 1,5 mg Prostigmin, sức cơ sẽ trở lại dần tới bình thường nhanh chóng trong vòng nửa giờ.
3.Ghi điện cơ: Điện thế hoạt động cơ đáp ứng giảm dần khi kích thích dây thần kinh lặp đi lặp lại.
4. Xét nghiệm: Tìm thấy các tự kháng thể kháng Acetylcholin trong máu.
- Dạng tiêm: có tác dụng nhanh, dùng trong cấp cứu cơn nhược cơ, nên phối hợp với Atropin trước khi tiêm.
Prostigmin, Neostigmin: l,5mg (tiêm bắp) hoặc lmg (Tiêm tĩnh mạch).
- Dạng uống: Mestinol 60 mg x 4-8 viên/ngày chia 3-4 lần hoặc: Neostigmin 15 mg/lần/ngày, cách 3-4 giờ uống 1 lần.
Chú ý: Khi dùng các thuốc kháng Cholinesterase có thể gây lên cơn cường Cholin, triệu chứng giống cơn nhược cơ nên có thể gây nhầm lẫn trong cấp cứu.
- Pretnisolon: bắt đầu uống 1-2mg/kg/ngày x 3-4 tuần. Sau đó dùng cách nhật và giảm dần liều tới 5 – 10 mg/tuần, kéo dài 10 tuần.
- Cyclophosphamid: bắt đầu liều 4- 10 mg/ kg/ ngày chia2-3 lần.Cần theo dõi tác dụng phụ giảm bạch cầu.
Giãn cơ, Benzodiazepam, một số thuốc kháng sinh, một số thuốc chống loạn nhịp tim.
3.6. Chuyển bệnh nhân về đơn vị điều trị tích cực khi có biểu hiện rối loạn hô hấp hoặc tình trạng nhược cơ tiến triển nặng lên nhanh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh