Ngoài phẫu thuật bảo tồn lách vỡ bằng lưới sinh học thì đa phần tổn thương lách vỡ được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ lách
I. CHỈ ĐỊNH
Khi đã xác định có những bệnh lí cần cắt bỏ lách để điều trị:
– Ung thư lách.
– Lách to kiểu Banti. – Hodgkin.
– Vàng da tan huyết…
– Xơ gan lách to
II. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật là bác sĩ ngoại khoa chung hoặc ngoại khoa bụng (PTV và 2 phụ mổ).
2. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật bụng (Bộ đại phẫu).
3. Người bệnh và hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung. Đặc biệt chú ý các xét nghiệm yếu tố về máu, xét nghiệm đông máu và siêu âm gan, tĩnh mạch cửa.
4. Dự kiến cuộc mổ: 90 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
2. Kĩ thuật:
– Người bệnh nằm ngửa đầu hơi cao, hơi nghiêng về bên phải.
– Đặt ống thông dạ dày, hút.
– Đường rạch mở bụng: Thường rạch đường giữa trên rốn. Trường hợp lách to nhiều hoặc trong bệnh Hoggkin cần thăm dò 2 buồng trứng (ở phụ nữ), có thể mở rộng xuống dưới rốn. Ở người bệnh béo hoặc lách quá to, có thể rạch đường dưới sườn trái, nếu cần có thể mở rộng sang dưới sườn phải hoặc mở ra phía sau đến góc sườn – thắt
lưng.
– Cắt dây chằng dạ dày – lách và thắt động mạch lách ở bờ trên thân tụy.
– Cắt dây chằng lách – hoành.
– Cắt dây chằng lách – đại tràng.
– Cắt tĩnh mạch lách và động mạch lách ở cuống lách. Buộc 2 đầu tĩnh mạch lách
và động mạch lách bằng chỉ không tiêu. Chú ý tìm những lách phụ, nhất là trong những bệnh về máu. Chú ý tìm ở vùng rốn lách, dọc cuống lách, trong mạc nối lớn, trong dây chằng lách – đại tràng hoặc mạc treo ruột – cắt bỏ những lách phụ này.
– Kiểm tra lại vùng mỏ, cầm máu kĩ.
– Phủ phúc mạc vùng hố lách. Đưa đại tràng, mạc nối lớn đến vùng hố lách. – Lau ổ bụng. và đóng thành bụng.
* Thay đổi kĩ thuật.
Trường hợp lách to hoặc có viêm quanh lách làm lách dính với xung quanh, không thể đưa lách ra ngoài, dùng kĩ thuật cắt lách để lách tại chỗ:
Mở vào phần trái của dây chằng dạ dày – lách và dây chằng dạ dày – đại tràng vào hậu cung mạc nối. Bộc lộ và thắt động mạch lách ở hậu cung mạc nối. Xác định đuôi tụy và mạc nối tụy – lách trong đó có cuống lách. Phẫu tích, cặp và cắt dần từng mạch của cuống lách, bắt đầu là động mạch rồi đến tĩnh mạch. Sau đó bóc tách giải phóng dần lách khỏi những chỗ dính, giải phóng đến cực trên lách. Cắt lách khỏi cơ hoành. Trong trường hợp cần thiết và bắt buộc có thể cắt đuôi tụy cùng với cắt lách.. Có thể cắt lách bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng.
V. THEO DÕI
– Toàn trạng, mạch, huyết áp, nhiệt độ, huyết sắc tố, hematocrit, tiểu cầu.
– ống dẫn lưu (nếu có).
VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Trong phẫu thuật: Chảy máu: Cần chú ý khi phẫu tích, cặp cắt và buộc các mạch máu. Cầm máu kĩ.
2. Sau phẫu thuật:
– Chảy máu: Bù máu và khối lượng tuần hoàn. Nếu chảy nhiều, phẫu thuật lại để cầm máu.
– Áp xe dưới hoành trái: chính dẫn lưu.
– Nhiễm khuẩn, viêm phổi, xẹp phổi trái.
– Tắc mạch, thường gặp tắc tĩnh mạch chi, tắc mạch phổi. Có thể gặp huyế t khối
tĩnh mạch cửa, huyết khối tim.
– Rối loạn đông máu.
– Tăng tiểu cầu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh