✴️ Các rối loạn thăng bằng kiềm toan

1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN:

Nồng độ ion H+ ở dịch ngoài tế bào (DNTB) được xác định bởi cân bàng giữa PCO2 và HCO3.

pH là đơn vị biểu thị H+ được tính bằng logarith âm 10 của H+ được tính bằng neq. Thay đổi của pH tỉ lệ nghịch với thay đổi của H+ (vi dụ pH giảm thì H+ tăng). Bình thường pH từ 7,35 – 7,45. Mục tiêu là giữ tỉ lệ PCO2/ HCO3hằng định.

Bảng 1 . Các biến đổi tiên phát và thứ phát của Acid – Base:

Các loại rối loạn

Thay đổi tiên phát

Cách bù

Toan hô hấp

tăng PCO2

tăng HCO3

Kiềm hô hấp

giảm PCO2

giảm HCO3

Toan chuyển hoá

giảm HCO3

giảm PCO2

Kiềm chuyển hoá

tăng HCO3

tăng PCO2

 

Bảng 2. Giá trị HCO3 cần đạt khi có rối loạn toan - kiềm hô hấp:

Thay đổi [HCO3

-] được dự kiến đối với các rối loạn toan– kiềm do hô hấp

Rối loạn

HCO3

- ( mEq/l)

PaCO2 ( mmHg)

SBE ( mEq)

Toan hô hấp cấp

= [(PaCO2−40)/10] +24

> 45

= 0

Toan hô hấp mạn

= [(PaCO2−40)/3] +24

> 45

=0.4 ×( PaCO2−40)

Kiềm hô hấp cấp

= 24 -[(40 - PaCO2)/5]

< 35

= 0

Kiềm hô hấp mạn

= 24 -[(40 - PaCO2)/2]

< 35

= 0.4x (PaCO2 – 40)

 

Trong các rối loạn toan – kiềm hô hấp, thận bù trừ cho các thay đổi của PaCO2 bằng cách làm tăng nồng độ Bicarbonate (HCO3-) huyết tương trong nhiễm toan hô hấp. Các rối loạn toan kiềm cấp chỉ gây ra các thay đổi nhỏ trong nồng độ Bicarbonate và hệ đệm tế bào chiếm ưu thế. Bù trừ thận mạn tính xẩy ra trong vài ngày tới hằng tuần và gây ra các biến đổi lớn hơn trong nồng độ Bicarbonate huyết tương.

 

2. CÁC QUI TẮC ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH:

- Ba thông số cơ bản:

 pH = 7,35 – 7,45

 PaCO2 = 35 – 45 mmHg

HCO3 = 22 – 26 meq/l

- Khi các giá trị này vượt ra ngoài giới hạn thì đều được coi là bất thường

2.1. Rối loạn chuyển hoá tiên phát:

Qui tắc 1: rối loạn toan kiềm được cho là nguyên nhân chuyển hoá nguyên phát khi pH và PaCO2 thay đổi cùng chiều.

ví dụ: Toan chuyển hoá nguyên phát: pH< 7,35 và PaCO2 giảm. Kiềm chuyển hoá: pH > 7,45 và PaCO2 tăng.

Qui tắc 2 : rối loạn toan kiềm được cho là nguyên nhân hô hấp khi PaCO2 cao hơn giá trị ước tính thì gọi là toan hô hấp, nếu thấp hơn thì gọi là kiềm hô hấp.

Vì vậy khi đã xác định là có toan chuyển hoá nguyên phát, thì tiếp theo ước tính giá trị PaCO2 xem bù bằng hô hấp. Nếu PaCO2 đo được cao hơn hoặc thấp hơn thi gọi là có rối loạn hỗn hợp.

2.2. Rối loạn hô hấp tiên phát:

Qui tắc 3: rối loạn Acid – Base được cho là nguyên phát do hô hấp nếu PaCO2 bất thường và PaCO2 và pH thay đổi ngược chiều.

Ví dụ: Toan hô hấp nguyên phát nếu PaCO2> 44 mmHg và pH giảm.

Kiềm hô hấp nếu PaCO2 < 36 và pH tăng.

Qui tắc 4: ước lượng thay đổi pH để xác định rối loạn hô hấp cấp hay mãn tính, và có toan chuyển hoá thêm vào hay không?

Nến pH thay đổi 0,008 lần so với thay đổi PaCO2 thì được gọi là cấp tính (không bù). Nếu thay đổi từ 0,003 – 0,008 lần được gọi là bù một phần. Nêu thay đổi < 0,003 thì được gọi là mãn tính ( bù hoàn toàn). Nhưng pH thay đổi > 0,008 lần so với PCO2 thi có rối loạn chuyển hoá thêm vào.

Ví dụ: PaCO2 đo được là 50 mmHg

Nếu pH giảm xuống còn 7,32 thì được gọi là suy hô hấp cấp vì: 0,008 x ( 50 – 40 ) = 0,08 đơn vị pH. 7,40 – 0,08 = 7,32

Nếu pH < 7,32 chứng tỏ có toan chuyển hoá kèm theo.

Nếu pH từ 7,33 – 7,37 ; gọi là được bù một phần.

Nếu pH > 7,38 thì gọi là mãn tính.

2.3. Rối loạn hỗn hợp:

Qui tắc 5 : gọi là hỗn hợp khi PaCO2 bất thường mà pH không thay đổi hoặc pH bất thường mà PaCO2 không thay đổi.

Ví dụ: PaCO2: 50 mmHg và pH: 7,40 gọi là toan hô hấp có bù lại bằng kiềm chuyển hoá.

-Thường gặp ở người bệnh cấp tính và có thể đoán biết trên các tình trạng lâm sàng.

- Sự đánh giá kỹ thuật đổi bù trừ của pH, PaCO2 và [ HCO3] là cần thiết. Cần thực hiện đo điện giải máu và tính các khoảng trống Anion. Điều trị rối loạn thăng bằng toan kiềm phối hợp là điều trị bệnh chính.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top