✴️ Chăm sóc người bệnh dị ứng thuốc nặng Lyell, Steven-Johnson

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Dị ứng thuốc là tình trạng dị ứng biểu hiện đơn thuần ngoài da hoặc vừa có thương tổn da thương tổn toàn thân, thương tổn nội tạng.
  • Đường vào của thuốc gây dị ứng: Tiêm, uống, xông, đặt, bôi da niêm mạc, nhỏ mắt …có thể gây từ đơn giản như ngứa, phát ban đến choáng phản vệ.
  • Dị ứng thuốc có nhiều thể, trong đó hội chứng Stevens-Johnson và hội chứng Lyell là những thể nặng của dị ứng thuốc.

 

II.   CHỈ ĐỊNH

Người bệnh được chẩn đoán dị ứng thuốc thể Stevens Jonhson và Lyell.

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định tương đối: người bệnh đang có dấu hiệu sốc, suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn.

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

01 bác sỹ, 02 điều dưỡng

2.   Phương tiện

  • Buồng bệnh: sạch sẽ vô trùng, đèn tia cực tím khử khuẩn
  • Giường bệnh: đệm nước, ga, gối, chăn được hấp vô trùng
  • Dụng cụ chăm sóc: 2 khay quả đậu 1 đựng dung dịch rửa, 1 đựng  thuốc , 2 đôi kẹp phẫu tích 1 đôi có mấu, 1 đôi không mấu), 2 kéo (1 cong, 1 thẳng).
  • Bông, băng gạc, găng tay, ga vô khuẩn, cồn 70 độ, bơm kim tiêm, kim chích, dây ga rô, đệm tay truyền dịch… vô khuẩn.
  • Máy thở, máy hút, máy tiêm truyền…
  • Thuốc (dịch truyền, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc rửa, thuốc bôi).

3.   Người bệnh

  • Thông báo cho người bệnh và gia đình người bệnh biết kế hoạch chăm sóc.
  • Giải thích các công việc người thực hiện sẽ thực hiện để người bệnh và gia đình yên tâm và phối hợp.
  • Người bệnh cần được đặt ở tư thế thuận lợi cho việc thực hiện chăm sóc.

4.   Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế

 

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án

2.   Kiểm tra người bệnh

Tình trạng toàn thân

3.Thực hiện kỹ thuật

Nguyên tắc chăm sóc theo thứ tự ưu tiên từ các hốc tự nhiên đến chăm sóc da, từ trên xuống dưới, từ sạch đến bẩn.

3.1.   Chăm sóc thương tổn niêm mạc, hốc tự nhiên.

  • Lau rửa niêm mạc mắt, mũi bằng muối sinh lý, tra các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa mắt, làm ẩm mắt mỗi giờ.
  • Lau rửa miệng bằng muối sinh lý và bôi glycerinborate 2% 4 lần/ngày và bôi kem giữ ẩm môi.
  • Rửa sinh dục bằng muối sinh lý, bôi Glycerinborate 2% hoặc chấm dung dịch Milian.

3.2.   Chăm sóc da bị tổn thương

  • Đánh giá thương tổn

     + Nếu thương tổn khô sạch, không cần rửa vết thương, chọn loại băng mỏng phù hợp: Ex: Gạc Vaseline, Urgotul

     + Nếu thương tổn tiết dịch dùng dung dịch NaCl 0,9% để rửa, nên xịt rửa nước muối nhẹ nhàng, cắt bỏ vùng da bị hoại tử. Nếu có bọng nước to >2cm  nên chích tháo dịch bằng kim nhọn vô trùng tại vùng thấp nhất của bọng nước tùy theo tư thế để dịch thoát ra dễ dàng, bảo tồn vòm bọng nước. Ấn nhẹ trên bề mặt vòm cho dịch thoát hết, thấm hút bằng gạc sạch.

  • Bôi thuốc hoặc đắp gạc thuốc theo chỉ định của bác sỹ.
  • Đắp gạc Vaseline hoặc Urgotul chống dính.
  • Đắp lớp gạc thấm hút dịch.
  • Có thể dùng băng cuộn mỏng hoặc gạc khô để giữ các lớp phía trong. Người bệnh nên hạn chế đi lại cho tới khi thương tổn da bắt đầu lành.
  • Thời gian thay băng: Tùy thuộc vào mức độ tiết dịch và nhiệt độ môi  trường nơi bênh nhân: Tiết dịch nhiều, môi trường nóng thay 1-2 ngày/lần, tiết dịch ít, môi trường mát m 3-4 ngày/lần.
  • Thay ga hàng ngày 1-2 lần.

3.3.   Thực hiện thuốc uống, tiêm truyền theo chỉ định của bác sỹ.

  • Thuốc uống (uống nhiều nước, nếu có thương tổn niêm mạc thì nghiền thuốc pha loãng cho người bệnh uống ít một, có thể cho qua sonde nếu sẵn có).
  • Tiêm truyền điều chỉnh số lượng, số giọt dịch truyền theo đúng y lệnh bác sỹ, các thao tác tiêm truyền phải vô trùng.

3.4.   Chăm sóc khác

  • Chăm sóc sonde tiểu nếu có, tránh nhiễm trùng ngược dòng.
  • Gội đầu cho người bệnh 2-3 ngày/lần bằng nước ấm vô trùng. Sau gội sấy khô tóc và da đầu. Cắt tóc, cắt móng tay…

3.5.   Dinh dưỡng

Thực hiện theo y lệnh của bác sỹ.

 

VI.   THEO DÕI

  • Ghi chép hồ sơ bệnh án.
  • Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, mùi …)
  • Theo dõi tiến triển của thương tổn da, mức độ trợt da và tiết dịch.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top