✴️ Chấn thương và vết thương mô mềm

I. ĐẠI CƯƠNG

Là một thương tích hay gặp trong cuộc sống, do rất nhiều nguyên nhân từ tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt….Thương tổn thường đa dạng và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Những tổn thương loại này không bao gồm tổn thương gân, cơ khớp hoặc xương.

II. CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng:

Dựa vào vị trí và kích thước vết thương.

Mức độ tổn thương mô nông sâu., độ nham nhở vết thương…

Các vết xước da.

Các vết bầm va phù nề đi kèm…

Cận lâm sàng:

Xquang vùng chi bị tổn thương 2 bình diện thẳng, nghiên: cho biết tổn thương xương đi kèm…

Xét nghiệm cơ bản (trong trường hợp điều trị bảo tồn):

  • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động (18 thông số máu).
  • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
  • Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
  • Nước tiểu 10 thông số(máy).

Xét nghiệm tiền phẫu (trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

III. ĐIỀU TRỊ

Nếu vết thương sạch, nhỏ, mức độ tổn thương mô không đáng kể có thể xử trí vết thương tại phòng tiểu phẫu.

Trong trường hợp vết thương lớn, dơ, mức độ tổn thương mô nhiều thì vết thương phải được xử trí tại phòng mỗ.

Điều trị sau mỗ:

  • Có thể mang nẹp bột cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Thuốc:
    • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
    • Giảm đau.
    • Kháng viêm.
    • Cầm máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top