✴️ Đái tháo đường tuýp 1 ở trẻ em

Nội dung

1.ĐẠI CƯƠNG:

Đái tháo đường trẻ em (đái tháo đườngTE) là bệnh nội tiết không phổ biến như người lớn, tỷ lệ mắc vào khoảng 10% tổng số những người bị đái tháo đường. Trong đái tháo đườngTE gặp chủ yếu là đái tháo đường tuýp 1, số còn lại là đái tháo đường tuýp 2 gặp ở trẻ béo phì và thừa cân hoặc trong 1 số hội chứng khác như Prader-Willi, Laurence –Moonbiedl...

Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 1 thường do yếu tố di truyền và quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng glucose máu mãn tính. Vì vậy khác với đái tháo đường người lớn, đái tháo đường tuýp1 ở trẻ em không được uống các thuốc làm hạ glucose máu và thuốc đông y mà phải điều trị tiêm Insulin thay thế suốt đời ngay sau khi được chẩn đoán đái tháo đường càng sớm càng tốt.

 

2.CHẨN ĐOÁN

2.1.Lâm sàng:

 Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể diễn biến cấp tính, đột ngột  tình trạng hôn mê nhiễm toan ceton.

2.2.Cận lâm sàng

Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán glucose máu

Glucose   Đái tháo đường
Glucose máu khi đói (mmol/l) Rối loạn đường máu đói 6,1 - 6,9 7,0
Glucose máu -  2 giờ sau NP tăng  glucose (mmol/l) Rối loạn dung nạp glucose từ 7,8 đến <11,0 11,1

-Các xét nghiệm khác:

+Glucose máu ngẫu nhiên ³11,1 mmol/l  (³200 mg/dl)

+HbA1C > 7 %.  ĐGĐ có thể bình thường hoặc thay đổi.

+Khí máu thay đổi khi có nhiễm toan ceton.

+Định lượng có thể tìm thấy kháng thể kháng tế bào tuỵ: ICA, GAD, IAA.

+Test dung nạp Glucose (OGTT): Tổng liều không quá 75gram. Trẻ bú mẹ: Uống Glucose liều 1,75g/kg - Pha với 200 ml cho trẻ uống trong 5’-10’. Làm glucose máu trước và sau 120 phút.

+Đường niệu (+), ceton niệu có thể ( +) hoặc (-).

2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường  tuýp 1

-Lâm sàng có 2/ 4 triệu chứng: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân. Hoặc có biến chứng kèm theo.

-Xét nghiệm glucose máu  tĩnh mạch (ít nhất 2 lần)  lấy máu  khi đói  glucose tăng  ³7,0 mmol/l hoặc  glucose máu sau ăn ³11,1mmol/l.

Nếu trường hợp mất bù như có ceton niệu, toan ceton do đái tháo đường thì được chẩn đoán đái tháo đường và điều trị ngay.

3. Điều trị 

3.1.Điều trị cụ thể

*Mục đích cần đạt khi điềutrị Insulin  trong đái tháo đường tuýp 1.

-Đảm bảo  glucose  máu ổn định:  từ  4 -7 mmol/l vào ban ngày, 4- 9 mmol/l  vào ban  đêm và  HbA1C  < 7 %

-Trẻ tăng cân, đi học và phát triển thể lực và sinh dục bình thường

-Hạn chế những biến chứng xảy ra trong quá trình điều trị

*Thuốc : Các loại insulin động vật (lợn/ bò) hoặc  người (Human insulin)

-Trẻ nhỏ ( <7 tuổi)

0,5-0,7 đv/kg/ngày

-Tiền dậy thì ( 7-10 tuổi)

0,7 – 1,0 đv/kg/ngày

-Dậy thì ( > 10 tuổi)

> 1,0 đv/kg/ngày

Liều tiêm buổi sáng = 2/3 tổng liều, Liều tiêm buổi chiều = 1/3 tổng liều trong ngày. Tỷ lệ insulin thường/ chậm cho mỗi lần tiêm là 1/3

*Cách sử dụng các mũi tiêm trong ngày

-2 mũi tiêm/ngày:thường dùng nhất, kết hợp insulin thường và bán chậm tiêm trước bữa ăn sáng và chiều tối.

-3 mũi tiêm /ngày:

  • Kết hợp insulin thường và bán chậm tiêm trước bữa ăn sáng, tiêm insulin thường vào trước bữa ăn chiều, và tiêm insulin bán chậm trước khi đi ngủ.

-4 mũi tiêm/ ngày:Tiêm insulin thường trước mỗi bữa ăn sáng, trưa, chiều và tiêm insulin bán chậm trước khi đi ngủ.  

*Chế độ ăn: Không kiểm soát chặt chẽ như  người lớn vì cơ thể trẻ đang phát triển cần đảm bảo dinh dưỡng đủ chất cho quá trình phát triển và tăng trưởng. Bên cạnh đó phải đảm bảo kiểm soát glucose máu ổn định.

-Khẩu phần bữa ăn trong ngày

  • Tinh bột chiếm 55-60% calo
  • Protein chiếm 12-20%  calo        
  • Lipit chiếm        <30%

3.2.Mục tiêu kiểm soát glucose máu trong  đái tháo đườngTE

Bảng 2. Các thông số kiểm soát đái tháo đường

Mức độ kiểm soát Tốt Chưa tốt Nguy cơ cao bị biến chứng
Lâm sàng
Glucose máu cao Không có triệu chứng Đái nhiều, uống nhiều, đái dầm, gầy sút cân, giảm tập trung khi học. Nhìn mờ, chuột rút, chậm phát triển thể lực & dậy thì. Nhiễm trùng da tái diễn hoặc có biến chứng mạch máu,  mắt, thận...
Glucose máu thấp Mức độ nhẹ hoặc không có hạ glucose máu Hạ glucose máu nặng, mãn tính hoặc bị co giật
Chỉ số hoá sinh

Glucose máu  đói

(trước ăn) mmol/l

4 - 7 > 8 > 9

Glucose máu no

(sau ăn) mmol/l

5 -11 11,1 - 14 > 14
Glucose máu đêm mmol/l  4– 9.0 <4  hoặc  > 9.0 <3  hoặc  >11
HbA1C <7.0 7.1 - 9.0 > 9.0

*Để đảm bảo kiểm soátđái tháo đường được tốt, bệnh nhân cần được:

-Tái khám lâm sàng: 1-3 tháng/1 lần trong năm đầu điều trị,  3-6 tháng /1lần trong những năm sau.

-Kiểm tra Glucose máu thường quy 1-2 ngày/1 tuần ( Thứ bảy hoặc chủ nhật). Ngoài ra cần thử glucose máu khi có dấu hiệu nghi ngờ của tăng hoặc hạ glucose máu.

-Kiểm tra HbA1C: 3-6 tháng/ 1 lần.

-Kiểm tra mắt ( Thị lực và soi đáy mắt) và chức năng thận:

-Bị đái tháo đường ở  tuổi tiền dậy thì: 5 năm sau kiểm tra thường quy hàng năm.

-Bị đái tháo đường  ở tuổi dậy thì : 2 năm sau phải kiểm tra thường quy hàng năm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top