✴️ Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay

I. ĐẠI CƯƠNG

Gãy đầu trên xương cánh tay bao gồm chỏm, gãy cổ giải phẫu, gãy liên mấu động và gãy cổ phẫu thuật.

- Gãy đầu trên xương cánh tay thường ít di lệch (85% trường hợp).
- Gãy chỏm xương cánh tay là gãy trong khớp.

- Gãy mấu động và gãy cổ phẫu thuật là gãy ngoài khớp.

 

II. GÃY CHỎM XƯƠNG CÁNH TAY

1. Đặc điểm giải phẫu liên quan

2. Đặc điểm

- Đây là loại gãy hiếm gặp.

- Cơ chế gãy thường do chấn thương trực tiếp hoặc dán tiếp do ngã đập vai, chống khuỷu xuống đất làm chỏm xương bị bẹt hoặc bị vỡ làm nhiều mảnh.

3. Lâm sàng

- Sưng nề khớp vai do tràn máu ổ khớp.

- Mất vận động khớp vai.

- XQ: chẩn đoán xác định.

 

III. GÃY CỔ GIẢI PHẪU XƯƠNG CÁNH TAY

1. Đặc điểm

- Ít gặp hơn gãy cổ phẫu thuật, nữ nhiều hơn nam.

- Cơ chế: như gãy chỏm xương cánh tay.

- Gãy thường gãy cắm gắn, ít di lệch.

- Khi gãy rời thường có di lệch nhiều kèm theo sai khớp hoặc bán sai khớp vai. Chỏm xương nằm tự do trong ổ khớp.

2. Triệu chứng lâm sàng

- Sưng nề vùng đầu trên xương cánh tay.

- Đau khi cho cử động khớp vai hoặc khi sờ nắn tại chỗ.

- Tràn máu ổ khớp.

- Bất lực vận động khớp.

- XQ: Thấy hình ảnh gãy xương.

3. Điều trị

- Điều trị bảo tồn: Với những trường hợp gãy cắm gắn ít di lệch.
- Gây tê ổ khớp bằng Novocain 1% x 20ml.

- Bất động bằng băng Desault hoặc băng khép cánh tay vào thân người trong 4 - 6 tuần.

- Trong khi bó bột tập vận động khớp khuỷu, cổ tay, bàn tay.

- Khi tháo bột tiến hành tập vận động khớp vai.

- Kết quả: sau 6 tuần liền xương.

Có thể có biến chứng viêm quanh khớp vai, di lệch thứ phát, hạn chế cử động, dính khớp, khớp giả, chỏm xương trở thành dị vật trong ổ khớp gây trở ngại cho cử động.

- Điều trị phẫu thuật:

  • Khi gãy di lệch nhiều, nắn chỉnh không đạt kết quả, gãy có mảnh rời.
  • Phẫu thuật kết xương bằng Vít xốm hoặc đinh Kirschner.

 

IV. GÃY CỔ PHẪU THUẬT XƯƠNG CÁNH TAY

1. Đặc điểm

- Đây là một loại gãy thường gặp đặc biệt là ở người già, nữ bị nhiều hơn nam.

- Cơ chế:

  • Chấn thương trực tiếp: ngã đập vai xuống đất, nắn chỉnh sai khớp vai.

- Gián tiếp: ngã chống tay hoặc chống khuỷu xuống đất.

- Đường gãy thường ở ngoài khớp, khi gãy ở cao thì có thể phậm khớp.

- Các đoạn xương gãy có thể cắm gắn vào nhau và di lệch không nhiều. Khi các đoạn gãy rời nhau thì di lệch nhiều do lực chấn thương, các cơ co kéo, sức nặng của chi thể.

- Di lệch chồng: do lực co kéo của cơ Delta, cơ quạ - cánh tay, cơ nhị đầu, cơ tam đầu.

- Di lệch gập góc:

  • Đoạn gãy trên dạng, đoạn gãy dưới khép tạo thành góc mở vào trong được gọi là gãy khép. Do khi ngã cánh tay khép
  • Khi đoạn gãy trên kh p, đoạn gãy dưới giạng tạo thành góc mở ra ngoài được gọi là gãy thể giạng. Do khi ngã giạng chống tay hoặc chống khuỷu xuống đất.
  • Có thể gặp tạo góc mở ra sau hoặc ra trước.

2. Lâm sàng

* Tư thế cánh tay

- Cánh tay giạng khi gãy thể giạng.

- Cánh tay khép khi gãy thể khép.

- Vết lõm thầp dưới mỏm cùng vai trong gãy thể dạng.

- Vùng vai sưng nề bầm tím, Vế bầm tím Henniquin đi từ nách tới bờ trong cánh tay, cẳng tay, cổ tay và đi từ hỏm nách tới mặt ngoài lồng ngực.

- Có điểm đau chói cố định ở đầu trên xương cánh tay

- Có thể thấy cử động bất thường và lạo xạo xương.

- Đo từ mỏm cùng vai tới mỏm trên lồi cầu thì ngắn hơn bên lành.

- XQ: Thấy vị trí, tính chất của đường gãy, phân biệt với sai khớp vai.

* Chẩn đoán phân biệt với sai khới vai

- Giống nhau: Đau, sưng nề, bất lực vận động, có dấu hiệu nhát rừu dưới mỏm cùng vai.

- Khác nhau: Sai khớp vai có những đặc điểm khác:

  • Có dấu hiệu lò xo
  • Rãnh Delta ngực đầy, sờ thấy chỏm xương ở vị trí bất thường.
  • Sờ thấy ổ khớp rỗng.
  • Mỏm cùng vai nhô ra vuông góc tạo thành hình mắc áo.
  • Chiều dài tuyệt đối không thay đổi, chiều dài tương đối thay đổi.
  • Không có vết bầm tím Henniquin.

3. Biến chứng gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay

3.1. Toàn thân

- Biến chứng sớm:

+ Tổn thương dây thần kinh mũ, teo cơ delta không giạng tay được.

+ Tổn thương mạch máu ít gặp.

- Biến chứng muộn: Viêm phổi, viêm đường tiết niệu.

3.2. Tại chỗ

- Biến chứng sớm:

+ Tổn thương mạch máu thần kinh: thần kinh mũ

+ Gãy kín thành gãy hở.

+ Chén ép cơ giữa 2 đầu xương.

- Biến chứng muộn:

+ Teo cơ cứng khớp.

+ Chậm liền xương, khớp giả.

+ Liền lệch trục can phì đại.

+ Hoại tử chỏm xương.

+ Viêm nề, ứ trên máu.

4. Điều trị

4.1. Sơ cứu

Giảm đau, băng bó, vận chuyển.

4.2. Điều trị bảo tồn

- Gãy cắm gắn không hoặc ít di lệch:

  • Gây tê ổ gãy bằng Novocain 1% x 10 - 20ml.
  • Bó bột ngực cánh tay giạng 60 - 800 đưa ra trước 30 -400, khớp khuỷu gấp 900, cẳng tay nữa sấp nữa ngữa, giữ bột 4 - 6 tuần.

- Nếu có di lệch:

  • Gây tê nắn chỉnh hoặc
  • Xuyên đinh kéo liên tục 2 - 3 ngày để nắn chỉnh sau đó mới bó bột.

4.3. Điều trị phẫu thuật

* Chỉ định

- Gãy di lệch lớn, nắn chỉnh không đạt kết quả, đe doạ tổn thương mạch máu thần kinh.

- Gãy có phức tạp, có mãnh rời.

- Gãy hở

- Gãy xương kết hợp với sai khớp vai.

* Phương pháp

- Kết xương nẹp vít: nẹp AO (nẹp chữ T)

- Bắt vit xốp.

- Xuyên đinh Kirschner

 

VI. PHÒNG BỆNH

- Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.

- Cần giáo dục học sinh trong các trường phổ thông cơ sở nguyên nhân gây gãy xương để hạn chế các tai nạn xảy ra trong sinh hoạt và trong học đường.

- Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top