Để điều trị hội chứng ly giải u cách tốt nhất là phòng ngừa bao gồm:
- Truyền dịch đẳng trương: NaCL 0,9% hoặc Ringerlactat 2-3 lít/ngày, để đạt lượng nước tiểu 80-100ml/1 giờ.
- Lợi tiểu: Furosemid 20mg (lasix 20mg) tiêm tĩnh mạch.
- Sử dụng các chất làm giảm acid uric máu như: Rasburicase hoặc allopurinol 300mg uống 2-3 viên/ngày.
- Khi sử dụng thuốc làm giảm tình trạng tăng acid uric máu ra cần căn cứ vào mức độ nguy cơ để quyết định sử dụng thuốc:
- Tiêm canxiclorua 0,5g: 1-2 ống tĩnh mạch, truyền natribicarbonat tĩnh mạch khi có tăng kali máu và hạ canxi máu… có thể nhắc lại liều cho đến khi kali máu về bình thường và không có dấu hiệu điện tim.
- Tiến hành lọc máu ngoài thận (thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng) khi điều trị nội khoa thất bại.
Cần xác định mức độ nguy cơ trong hội chứng ly giải u bao gồm:
- Nhóm nguy cơ thấp: hay gặp u lymphô không Hodgkin thể tiến triển chậm, các khối u có tốc độ sinh sản chậm như bạch cầu kinh dòng tủy…
- Nhóm nguy cơ trung bình: bao gồm u lympho không Hodgkin thể lan tỏa tế bào lớn, bạch cầu cấp dòng lympho không phải tế bào B, bạch cầu cấp dòng tủy, các khối u có tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng cao với điều trị.
- Nhóm nguy cơ cao và tình trạng nặng như: u lympho không Hodgkin dạng Burkitt, bạch cầu cấp dòng lympho loại Burkitt, khối u lớn, gan to, lách to, hạch, suy thận kèm theo…
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh