✴️ Đo dẫn truyền thần kinh ngoại biên

Nội dung

I.  ĐẠI CƯƠNG

  • Đo dẫn truyền thần kinh là đo vận tốc và cường độ chuyển động những tín hiệu của tế bào thần kinh.
  • Đo dẫn truyền thần kinh vận động là một trong những phương pháp chẩn đoán điện (electrodiagnosis) có vai trò quan trọng trong việc đánh giá các bệnh lý thần kinh ngoại biên.
  • Kỹ thuật này bao gồm: đo thời gian tiềm vận động ngoại vi, vận tốc dẫn truyền vận động, vận tốc dẫn truyền cảm giác, sóng F (F-wave), phản xạ H (H- reflex).

 

II.   CHỈ ĐỊNH

Chỉ định trong những trường hợp để chẩn đoán

  • Bệnh lý đám rối thần kinh
  • Hội chứng Guillein Barré
  • Bệnh lý có liệt nghi ngờ do nguyên nhân tổn thương thần kinh ngoại biên.
  • Bệnh teo co mặt vai cánh tay
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Thoát vị đĩa đệm

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Là thăm dò không xâm nhập, hầu như không có chống chỉ  định, tuy nhiên  những trường hợp đặt máy tạo nhịp tim, đặt điện cực sâu trong não có thể bị  sốc, nên cần được giải thích kỹ lưỡng trước khi làm.

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện

01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh, 01 kỹ thuật viên

2.     Phương tiện

  • Máy điện cơ
  • Điện cực các loại
  • Găng tay, bông cồn,
  • Bàn, ghế,
  • Sơ đồ giải phẫu của hệ cơ và hệ thống thần kinh.

3.  Người bệnh

Được giải thích rõ lý do phải tiến hành làm điện cơ, có  ảnh hưởng sức  khoẻ không những tác dụng phụ có thể gặp (nếu trẻ nhỏ phải giải thích cho cha mẹ).

4.  Hồ sơ bệnh án

  • Kiểm tra hồ sơ bệnh án trước, nêu mục đích và cách thức làm.
  • Phiếu trả lời kết quả.

 

V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra diễn biến bệnh, các thăm dò và xét nghịệm đã có, chẩn đoán lâm sàng.
  • Kiểm tra yêu cầu của bác sỹ lâm sàng.

2.   Kiểm tra người bệnh

  • Kiểm tra người bệnh có đúng theo hồ sơ: tuổi, giới, diễn biến bệnh.
  • Kiểm tra bệnh lý để xác định phương pháp và cách thức tiến hành.

3.   Thực hiện kỹ thuật

  • Khởi động máy.
  • Làm sạch da
  • Bôi chất dẫn điện vào các vị trí đặt điện cực
  • Đặt các điện cực đúng vị trí (tuỳ theo muốn khảo sát dây nào thì đặt điện cực dây đó cho phù hợp).
  • Kích thích điện, thường khi biên độ đạt tối đa thì kích thích thêm 20% cường độ nữa rồi dừng.
  • Quan sát sự xuất hiện các sóng, hình dạng và biên độ.
  • Đo và tính toán các chỉ số
  • So sánh các chỉ số với bảng chuẩn

 

VI.   THEO DÕI, XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Sau khi làm xong, nên lưu lại tại phòng ghi 5-10 phút, tránh những trường hợp trẻ đau kéo dài.
  • Nếu sốc: xử trí như phác đồ chống sốc.

​​​​​​​​​​​​​​

GHI CHÚ

  • Thông thường chỉ khảo sát những dây thần kinh sau
  • Khảo sát dẫn truyền vận động các dây: trụ và giữa đối với chi trên), các dây chày sau và mác nông đối với chi dưới).
  • Khảo sát tốc độ dẫn truyền cảm giác dây giữa và dây trụ, dây quay và dây mác nông.
  • Khảo sát sóng F của dây giữa, dây trụ, dây mác nông.
  • Khảo sát phản xạ H ở cẳng chân vị trí cơ dép/ cơ sinh đôi cẳng chân, ở tay vị trí cơ gấp cổ tay quay.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top