✴️ Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do virus Zika

I. Đại cương

- Nhiễm vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch.

- Bệnh thường diễn biến lành tính, hiếm gặp những ca bệnh nặng và tử vong.

- Tuy nhiên, vi rút Zika có thể gây hội chứng Guillain-Barre hoặc hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ những người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.

-  Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

 

II. Lâm sàng: Thời gian ủ bệnh từ vài ngày đến một tuần.

- Biểu hiện lâm sàng: khoảng 20% các trường hợp nhiễm vi rút Zika có triệu chứng lâm sàng.

- Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng:

+ Sốt nhẹ 37.5oC - 38oC

+ Ban dát sẩn trên da

+ Đau mỏi người

+ Đau đầu, đau mỏi cơ khớp

+ Viêm kết mạc mắt

  • Các triệu trứng lâm sàng thường nhẹ, kéo dài từ 2 – 7 ngày
  • Có thể có biến chứng về thần kinh:

+ Hội chứng Guillain-Barre

+ Hội chứng não bé ở trẻ sinh ra từ bà mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai.

 

III. Xét nghiệm

RT-PCR: Được ưu tiên lựa chọn trong chẩn đoán xác định nhiễm vi rút Zika.

- Trong giai đoạn cấp của bệnh: từ bệnh phẩm huyết thanh, nước bọt, nước tiểu, dịch não tủy, dịch...

- Giai đoạn hồi phục: có thể xác định vi rút trong tinh dịch từ 2 đến 10 tuần sau khi đã khỏi bệnh.

 

IV.Điều trịĐiều trị triệu chứng là chính, bao gồm:

-  Nghỉ ngơi.

- Hạ sốt bằng paracetamol. Không sử dụng aspirin và các thuốc giảm đau NSAID (ibuprofen, …) khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết.

-  Bồi phụ nước và điện giải

-  Vệ sinh mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%

- Theo dõi các biểu hiện tổn thương thần kinh như yếu, liệt cơ,...

Đối với phụ nữ có thai cần hội chẩn chuyên khoa sản để theo dõi bất thường về thai nhi:

- Theo dõi siêu âm thai mỗi 2 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

- Phụ nữ có thai trên 15 tuần bị nhiễm vi rút Zika có thể chỉ định chọc ối làm xét nghiệm RT-PCR, hoặc lấy máu cuống rốn để làm xét nghiệm huyết thanh.

Trẻ bị dị tật não bé hoặc có tiền sử mẹ nhiễm vi rút Zika khi mang thai cần được theo dõi, đánh giá sự phát triển về tinh thần, vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh (nếu có).

 

V. Phòng bệnh:

-  Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt.

-  Mặc quần áo dài tay

-  Ngủ màn

-  Kem xoa chống muỗi đốt

-  Diệt bọ gậy...

Tất cả bệnh nhân nhiễm vi rút Zika và bạn tình cần được cung cấp thông tin về khả năng vi rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai, và QHTD an toàn như sử dụng bao cao su.

Bạn tình của những phụ nữ có thai mà đang sống hoặc trở về từ khu vực có vi rút Zika đang lây truyền cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD trong suốt giai đoạn thai kỳ.

Những người đang sống trong vùng dịch cũng cần thực hiện các biện pháp QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD.

Những người trở về từ vùng dịch cũng cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD ít nhất 4 tuần sau khi trở về.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top