✴️ Khâu vết thương thành bụng

I. ĐẠI CƯƠNG

– Vết thương thành bụng là vết thương gây tổn thương cơ thành bụng nhưng không gây thủng lá phúc mạc, ổ bụng không thông thương với bên ngoài.

– Tùy vào nguyên nhân mà tổn thương thành bụng có thể sắc, gọn, sạch hay cơ thành bụng bị đụng dập, bẩn, có dị vật.

– Tùy thuộc vào kích thước, số lượng vết thương mà vết thương thành bụng có thể được xử lý bằng tại phòng tiểu phẫu hoặc phòng mổ.

 

II. CHỈ ĐỊNH

Khâu kín vết thương thành bụng trong các trường hợp vết thương gọn sạch, không còn dị vật.

 

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Không khâu kín vết thương trong trường hợp vết thương bẩn, đụng dập tổ chức nhiều do hỏa khí hay do động vật cắn.

– Không khâu kín vết thương trong trường hợp chưa loại trừ vết thương thấu bụng hoặc các chấn thương khác trong ổ bụng.

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện quy trình: Bác sĩ ngoại khoa

2. Phương tiện:

– Găng tay vô khuẩn, áo vô khuẩn

– Bộ dụng cụ mổ mở: panh, kìm kẹp kim, kẹp phẫu tích, kéo vô khuẩn

– Gạc các cỡ vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn: betadine.

– Kim chỉ: chỉ tiêu chậm số 2.0, số 0, số 1 để khâu cân cơ; chỉ khâu da (liền kim hoặc chỉ line).

3. Người bệnh:

– Được giải thích về tình trạng bệnh, các nguy cơ của phẫu thuật.

– Tiêm phòng uốn ván.

– Sử dụng kháng sinh trước mổ.

4. Hồ sơ bệnh án: Đầy đủ phần hành chính, bilan chẩn đoán.

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật:

3.1. Vết thương nhỏ, sch:

– Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch betadine, trải toan vô khuẩn.

– Vô cảm: tê tại chỗ.

– Làm sạch vết thương bằng dung dịch nước ôxy già, dung dịch NaCl 0,9% và dunh dịch betadine. Lấy sạch hết tổ chức dập nát, máu cục, dị vật. Cầm máu tổ chức bằng đốt điện hoặc khâu mũi chữ X.

– Khâu lại cân cơ thành bụng bằng chỉ tiêu chậm số 0 hoặc số 1. Các mũi khâu cách nhau 1,5 – 2cm.

– Khâu da bằng chỉ không tiêu đơn sợi hoặc chỉ line 1,5 – 2cm/mũi.

3.2. Nhiu vết thương rộng: Xử lý tương tự như với vết thương nhỏ nhưng cần gây mê nội khí quản và đặt dẫn lưu tới đáy vết thương nếu cần.

3.3. Đối vi các vết thương bẩn do hỏa khí, động vt cn:

– Kỹ thuật tương tự như trên.

– Tuy nhiên sau khi cắt lọc, làm sạch vết thương thì để hở da.

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

– Thay băng hàng ngày, kiểm tra vết thương.

– Dùng kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề. Dùng kháng sinh đường uống với vết thương nhỏ, sạch hoặc tiêm truyền với các vết thương phức tạp, bẩn, đa vết thương.

– Rút dẫn lưu khi không còn ra dịch, thường vào ngày thứ 2 sau mổ.

– Cắt chỉ khâu da sau mổ 7-10 ngày tùy tình trạng vết thương.

2. Xử trí tai biến:

– Chảy máu vết thương:

  + Thường do cầm máu vết thương không kỹ.

  + Tùy từng mức độ, nếu chảy máu ít chỉ cần băng ép vết thương cầm máu, nếu băng ép không cầm được máu thì cần mở lại vết thương cầm máu lại.

– Viêm tấy mủ vết thương:

  + Do vết thương bẩn hoặc còn đọng dịch viêm.

  + Thay băng, cắt chỉ cách quãng làm sạch vết thương.

  + Điều trị kháng sinh, giảm viêm sau mổ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top