✴️ Lọc màng bụng cấp cứu

I.   ĐẠI CƯƠNG

Lọc màng bụng cấp cứu là lọc màng bụng trong một thời gian ngắn khi điều trị suy thận cấp hoặc trong lúc chờ tạo lỗ thông động – tĩnh mạch (chuẩn bị cho thận nhân tạo) hoạt động. Màng bụng được sử dụng như là 1 màng bán  thấm tự nhiên có thể cho các tiểu phân tử nhỏ, nước và 1 số chất đi qua dựa trên chênh lệch nồng độ.

 

II.   CHỈ ĐỊNH LỌC MÀNG BỤNG CẤP

– Các bệnh nhi suy thận cấp Clearance creatinine < 20-25  ml/phút/ 1.73m2 kèm theo.

+ Các triệu chứng của ure máu cao như: li bì, hôn mê, co giật, viêm dạ  dày ruột chảy máu….

+ Quá tải dịch nặng nề.

+ Kali máu cao không kiểm soát được.

+ Toan chuyển hóa nặng, đặc biệt trên các người bệnh thiểu niệu.

– Chức năng thận ngày càng xấu đi Clearance clearance <15 -20ml / p / 1.73m2

 

II.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1.    Chống chỉ định tuyệt đối

  • Bệnh nhi mới phẫu thuật đang cần dẫn lưu ổ bụng.
  • Viêm phúc mạc do nấm hoặc có phân trong ổ bụng.
  • Có fistula giữa màng phổi và màng bụng.

2.     Chống chỉ định tương đối

  • Viêm mô tế bào ở thành bụng.
  • Xơ hóa hoặc dính màng bụng.
  • Suy hô hấp nặng.
  • Các bệnh nhi có phẫu thuật thay thế 1 đoạn của động mạch chủ.

 

III.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

  • Bác sĩ
  • Điều dưỡng

2.   Phương tiện

  • 01 bộ catheter TPPM cấp.
  • Thuốc gây tê, gây mê, thuốc sát khuẩn, kim tiêm các loại

3.   Bệnh nhi

  • Ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật.
  • Dặn bênh nhi nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi làm thủ thuật, có thể uống nước hoặc nước đường 2 giờ trước khi làm thủ thuật.

4.   Hồ sơ bệnh án

  • Đủ các thủ tục hành chính theo quy định về hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế.
  • Đủ các xét nghiệm cần thiết trước khi tiến hành thủ thuật

 

IV.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.   Kiểm tra hồ sơ

  • Thủ tục hành chính và giấy cam đoan của người nhà bệnh nhi
  • Các xét nghiệm cần thiết trước khi thẩm phân.

2.    Kiểm tra người bệnh

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, tình trạng ổ bụng, tim mạch, hô hấp.

3.   Thực hiện kỹ thuật

  • Cố định bệnh nhi
  • Chuẩn bị một đường truyền và duy trì trong suốt quá trình tiến hành thủ thuật bằng dung dịch ringerglucose 5%.
  • Tiền mê người bệnh bằng đường tĩnh mạch.
  • Chuẩn bị dịch thẩm phân theo y lệnh của bác sĩ.
  • Tiến hành đặt catheter thẩm phân phúc mạc. Vị trí thông thường hay  đặt là dưới rốn khoảng 0,5- 1
  • Cho dịch vào ra để kiểm tra catheter có thông tốt không?
  • Cố định catheter
  • Tiến hành lọc màng bụng:

+ Lắp ráp dụng cụ, hệ thống lọc màng bụng.

+ Làm ấm túi dịch thẩm tách.

+ Rửa tay

+ Lấy dấu hiệu sinh tồn.

+ Nối dây với túi dịch thẩm tách và mồi dịch đuổi hết khí trong dây, kẹp khóa dây.

+ Nối túi dẫn lưu với đầu ra catheter lọc màng bụng, kẹp khóa dây dẫn lưu. Túi dẫn lưu để thấp dưới người bệnh 50 -90cm.

  • Thì vào

+ Mở khóa cho dịch thẩm tách chảy vào ổ bụng (khoảng 5-15 phút, trung bình 10 phút).

+ Lượng dịch thẩm phân cho vào ổ bụng theo y lệnh của bác sỹ.

+ Khóa dây dẫn đầu vào dịch thẩm tách.

  • Thì lưu ngâm

Thời gian lưu dịch thẩm phân trong ổ bụng: 30 phút

  • Thì ra

+ Mở khóa dây dẫn đầu ra dịch thẩm tách của catheter lọc màng bụng để dịch thẩm phân trong ổ bụng chảy ra túi dẫn lưu.

+ Thời gian khoảng 10-15 phút

+ Lượng ra ít nhất bằng lượng vào.

+ Có thể xoay trở để tạo thuận lợi cho dịch thẩm phân ra dễ dàng.

  • Tiếp tục chu kỳ vào – lưu ngâm – ra

Lưu ý: Nếu cơ sở y tế có máy lọc màng bụng: thực hiện gắn túi dịch thẩm phân và dây dẫn vào máy và cài đặt thời gian vào, lưu (ngâm), ra.

 

V.   THEO DÕI

  • Toàn trạng của bệnh

+ Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2 1 giờ 1 lần.

+ Cân nặng người bệnh hàng ngày.

  • Lượng dịch vào

+ Thể tích nước tiểu  ml/24 giờ.

+ Dịch thẩm phân phúc mạc vào ra ổ bụng sau mỗi 1 chu kỳ theo y lệnh của bác sĩ.

+ Dịch mất qua các đường khác như: ỉa chảy, nôn..

+ Dịch vào người bệnh nhi qua các đường khác: dịch truyền,  đường ăn uống..

+ Bilan dịch 4 giờ 1 lần.

  • Thực hiện xét nghiệm mỗi 6 giờ: Hct, khí máu động mạch, ion đồ, đường huyết, lactate, chức năng đông máu, mỗi 12 giờ: chức năng gan, thận hay CPK, troponin I, NH3 nếu có chỉ định. Xét nghiệm ngay trước kết thúc chạy thận: urê, creatinine, điện giải đồ.

– Theo dõi vị trí hệ thống dây và catheter lọc màng bụng.

​​​​​​​

VI.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Rỉ dịch thẩm phâm phúc mạc quanh chân catheter: dừng thẩm phân phúc mạc.
  • Tắc catheter: thay đổi tư thế, thông catheter
  • Ứ dịch trong ổ bụng: ngừng thẩm phân, kiểm tra lại catheter
  • Viêm phúc mạc: cho dịch vào ra liên tục, dùng kháng sinh
  • Hạ huyết áp: ngừng thẩm phân, truyền dich
  • Tăng đường máu: dùng dung dịch thẩm phân glucose 5%
  • Giảm Natri mau, giảm Kali máu, giảm phospho máu, giảm Magie, tăng carbon dioxide: điều chỉnh rối loạn điện giải
  • Giảm albumin máu: truyền albumin
  • Chảy máu trong ổ bụng: ngưng thẩm phân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top