✴️ Lọc màng bụng chu kỳ

Nội dung

I.  ĐẠI CƯƠNG

Lọc màng bụng chu kỳ là phương pháp điều trị thay thế cho những người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối. Màng bụng được sử dụng như là 1 màng bán thấm tự nhiên có thể cho các tiểu phân tử nhỏ, nước và 1 số chất đi qua dựa trên chênh lệch nồng độ.

 

II.  CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhi suy thận mạn có clearance creatinin < 15ml/phút/1.73m2

 

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1.   Chống chỉ định tuyệt đối

  • Bệnh nhi mới phẫu thuật đang cần dẫn lưu ổ bụng
  • Viêm phúc mạc do nấm hoặc có phân trong ổ bụng
  • Có fistula giữa màng phổi và màng bụng

2.   Chống chỉ định tương đối

  • Viêm tế bào ở thành bụng
  • Xơ hóa hoặc dính màng bụng
  • Các bệnh nhi có phẫu thuật thay thế 1 đoạn của động mạch chủ

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

  • Bác sĩ
  • Điều dưỡng

2.    Phương tiện

  • Dịch thẩm phân phúc mạc của Baxter 5%
  • 01 bộ Cather thẩm phân phúc mạc mạn

3.   Bệnh nhi

  • Ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật
  • Dặn bệnh nhi làm vệ sinh cá nhân và nhịn ăn 6 giờ trước khi mổ

4.   Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ các thủ tục hành chính và xét nghiệm cần thiết trước khi mổ

 

V.   CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Kiểm tra hồ sơ

  • Thủ tục hành chính và giấy cam đoan của người nhà bệnh nhi
  • Các xét nghiệm cần thiết trước khi thẩm phân

2.   Kiểm tra bệnh nhi

Mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, tình trạng ổ bụng, tim mạch, hô hấp của bệnh nhi.

3.  Thực hiện kỹ thuật

  • Bệnh nhi được dùng 1 liều kháng sinh cephalosporine thế hệ III trước khi chuyển xuống phòng mổ, sau mổ tiếp tục dùng kháng sinh đường tĩnh mạch trong 5 ngày.
  • Catheter được đặt bởi bác sĩ ngoại
  • Trước khi khâu da cho dịch thẩm phân vào ra liên tục 10 ml/kg/ 1 chu kỳ  (dịch thẩm phân Baxter 1.5% pha thêm Heparin 1000 UI/ 1 túi hai lít dịch)  để kiểm tra xem catheter có thông tốt không?
  • Sau khi bệnh nhi chuyển ra phòng hậu phẫu tiếp tục cho dịch thẩm phân với liều lượng và thành phần dịch như trên vào ra liên tục cho đến khi dịch  trong không có máu thì đậy catheter bằng nắp đậy catheter
  • Nếu tình trạng bệnh nhi cho phép chờ đợi, bắt đầu thẩm phân phúc mạc hai tuần sau đặt catheter.
  • Nếu tình trạng bệnh nhi không cho phép chờ   đợi, cần   bắt đầu thẩm phân phúc mạc ngay từ ngày thứ hai sau mổ hoặc ngay sau khi mổ với lượng dịch  cho vào mỗi 1 chu kỳ tăng dần:

     + Ngày thứ 1,2,3 sau mổ: 10ml/kg/1 chu kỳ

     + Ngày 4,5,6 sau mổ: 15 ml/kg/1 chu kỳ

     + Ngày 7,8,9 sau mổ: 20 ml/kg/1 chu kỳ

     + Ngày 10,11,12 sau mổ: 25 ml/kg/1 chu kỳ

     + Ngày 13,14,15 sau mổ: 30 ml/kg/ 1 chu kỳ

     + Sau đó tăng dần cho đến tối đa 50 ml/kg/ 1 chu kỳ

  • Tiến hành tập huấn cho người nhà bệnh nhi hoặc bệnh nhi các bước thẩm phân phúc mạc tại nhà và các theo dõi các biến chứng có thể xảy ra

 

VI.  THEO DÕI

Bệnh nhi sau khi được chuyển lên khoa phải được theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp, tình trạng ổ bụng

  • 2 giờ 1 lần trong vòng 6 giờ đầu
  • 4 giờ 1 lần trong 24 giờ tiếp theo

​​​​​​​​​​​​​​

VII.  TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Tắc catheter: thay đổi tư thế người bệnh, thông catheter
  • Viêm phúc mạc: điều trị kháng sinh
  • Nhiễm trùng chân catheter: dùng kháng sinh
  • Biến chứng cơ học do cho 1 lượng dịch vào trong ổ bụng làm tăng áp lực ổ bụng gây ra rỉ dịch chân catheter hoặc thoát vị: ngừng thẩm phân phúc mạc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top