U não thất tư bao gồm các u xuất phát từ tế bào lát thành của não thất tư, u từ các thành của não thất tư chèn ép vào não thất tư hoặc u của đám rối mạch mạc trong não thất tư.
Các u trong não thất tư
Thể trạng người bệnh không cho phép tiến hành phẫu thuật
1. Người thực hiện
– Kíp mổ
+ 02 bác sỹ: 1 phẫu thuật viên chính + 1 bác sỹ phụ mổ
+ Điều dưỡng: 2 điều dưỡng gồm 1 điều dưỡng dụng cụ (chuẩn bị và trợ giúp dụng cụ trong phẫu thuật) + 1 điều dưỡng chạy ngoài phục vụ cho ca mổ.
– Kíp gây mê: 1 bác sỹ gây mê + 1 điều dưỡng phụ mê
2. Phương tiện
– Người bệnh được mê nội khí quản, nên phòng mổ phải đảm bảo đủ trang thiết bị để tiến hành mê nội khí quản.
– Bộ dụng cụ mở sọ thông thường: dao, khoan sọ, cưa sọ, kéo, panh, phẫu tích có răng, không răng, kìm mang kim, máy hút, dao điện đơn cực và lưỡng cực.
– Kính vi phẫu, dao hút siêu âm, hệ thống định vị thần kinh,
– Vật tư tiêu hao:
+ 100 gạc con; 20 gói bông sọ; 5 sợi chỉ prolene 4.0; 05 sợi chỉ prolene 5.0; 5 sợi chỉ vicryl 2.0 (3.0 đối với trẻ em); 1 gói cầm máu surgicel, 1 gói spongel; 2 gói sáp sọ;
+ Keo sinh học và các miếng vá màng cứng nhân tạo.
+ Chất liệu cầm máu Floseal
+ Bộ dẫn lưu não thất ra ngoài (trong trường hợp cần phải dẫn lưu não thất ra ngoài trước khi mở nắp sọ).
+ Bộ dẫn lưu kín đặt ở dưới da
3. Người bệnh
Người bệnh được cạo tóc sạch sẽ. Đánh rửa sạch vùng mổ với xà phòng rửa tay của phẫu thuật viên sau khi gây mê.
– Đầy đủ các thủ tục hành chính.
– Phần chuyên môn: cụ thể, đủ các triệu chứng, diễn biến bệnh, tiền sử, các phim chụp cắt lớp vi tính, các xét nghiệm cơ bản, các xét nghiệm phục vụ phẫu thuật. Chỉ định mổ, giải thích rõ cho gia đình và viết cam kết mổ.
5. Thời gian phẫu thuật: 5-6h
1. Kiểm tra hồ sơ: 10 phút đảm bảo đủ các thủ tục và đề mục
2. Kiểm tra người bệnh: đúng tên tuổi, chuẩn bị mổ: 10 phút (cạo tóc, làm vệ sinh…).
3. Thực hiện kỹ thuật:
– Gây mê nội khí quản
– Đặt tư thế người bệnh nằm sấp
– Lắp đặt hệ thống định vị thần kinh (nếu có).
– Rạch da
– Bóc tách da, cân cơ bộc lộ xương.
– Khoan xương, mở nắp sọ
– Mở màng cứng
– Lấy u dưới kính vi phẫu thuật, dao hút siêu âm và có hệ thống định vị thần kinh dẫn đường.
– Cầm máu: bằng dao đốt lưỡng cực và chất liệu cầm máu Floseal.
– Đóng màng cứng (với mảnh màng cứng nhân tạo hoặc mảnh cân đùi). Sử dụng keo sinh học để bịt kín các chân chỉ của vùng đóng màng cứng, nhất là khi sử dụng với mảnh màng cứng nhân tạo.
– Đóng vết mổ: cơ, cân, dưới da, da.
1. Theo dõi
– Sau mổ người bệnh cần phải được điều trị và theo dõi tại phòng hồi sức:
+ Tiếp tục sử dụng an thần, thở máy
+ Theo dõi chảy máu vết mổ
2. Xử trí tai biến
– Chảy máu: mổ lại để lấy máu tụ, tìm nguồn chảy máu và cầm máu
– Phù não tiến triển: chụp cắt lớp xác định nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân
– Mất máu do phẫu thuật: truyền máu theo chỉ định
– Dãn não thất: dẫn lưu não thất ra ngoài.
– Dò dịch não tủy qua vết mổ: chọc dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng; mổ lại đóng chỗ hở màng cứng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh