✴️ Nhiễm khuẩn huyết

I. CHẨN ĐOÁN

1. Lâm sàng

- Hội chứng nhiễm trùng nặng: Sốt cao, rét run liên tục

- Phản ứng hệ liên võng nội mô: Gan, lách, hạch to.

- Triệu chứng của ổ di bệnh

- Tìm đường vào của ổ nhiễm khuẩn tiên phát

2. Xét nghiệm

  1. Công thức máu: BC tăng cao, chủ yếu là BCĐNTT
  2. Sinh hóa: Ure, Creatinin, AST, ALT tăng
  3. Cấy máu, dịch (+)
  4. XQ, Siêu âm: Xác định ổ nhiễm trùng tiên phát và ổ di bệnh

 

II. ĐIỀU TRỊ

1. Điều trị căn nguyên:

Kháng sinh theo kinh nghiệm:                           

- VK Gr (+): Cephazoline hoặc Oxacilline hoặc Vancomycine kết hợp với Amikacine hoặc Ciprofloxacin

- VK Gr (-): Ceftazidime hoặc Ceftriaxone hoặc Cefoperazone hoặc Fosmicine kết hợp Ciprofloxacin hoặc Metronidazol

- VK kỵ khí: Cefepime, Metronidazol hoặc Clindamycin

2. Điều trị triệu chứng

- Đảm bảo hô hấp.

- Bù nước - điện giải, Hạ sốt.

- Nuôi dưỡng qua sonde, đường TM

- Giải quyết các ổ nhiễm trùng tiên phát nếu có

 

* Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết

Một số đối tượng sau đây có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao:

  • Người già, trẻ sơ sinh/đẻ non.
  • Người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng corticoid kéo dài, các thuốc chống thải ghép hoặc đang điều trị hóa chất và tia xạ.
  • Người bệnh có bệnh lý mạn tính, như tiểu đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
  • Người bệnh cắt lách, nghiện rượu, có bệnh máu ác tính, giảm bạch cầu hạt.
  • Người bệnh có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt ống nội khí quản...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top