✴️ Phác đồ gây mê cụ thể ở một số bệnh nhân mắc bệnh tim

1. Bệnh nhân bị hẹp van ĐMC:

- 9 yếu tố nguy cơ theo Goldman:

  • Tim có tiếng thứ 3, TM cổ nổi.
  • Bệnh nhân vừa bị NMCT.
  • Không phải nhịp xoang.
  • Quá 5 NTT thất/1 phút.
  • Phẫu thuật trong ổ phúc mạc, phẫu thuật ngực, phẫu thuật ở ĐMC
  • Tuổi trên 70.
  • Phẫu thuật cấp cứu.
  • Tình trạng sức khỏe bệnh nhân không tốt.

- Áp dụng thực tế:

  • Tránh dùng Thiopental liều cao.
  • Tránh dùng Halothan liều cao.
  • Không gây tê tủy sống.
  • Không dùng các thuốc giãn mạch.
  • Khi tụt huyết áp dùng các thuốc co mạch: Ephedin, Epinephrin…
  • Dựa vào CPV bù khối lượng một cách hợp lý.
  • Không để mạch nhanh.

 

2. Bệnh nhân hở van động mạch chủ:

  • Duy trì nhịp 80-100l/phút.
  • Giảm sức cản ngoại biên.
  • Trợ tim nên dùng loại Dobutamin.

​​​​​​​

3. Hẹp van hai lá:

  • Gây mê tránh dùng các thuốc ức chế cơ tim.
  • Tránh mạch nhanh (khi dùng Atropin).
  • Không dùng các thuốc nhóm kích thích và không gây tê NMC và gây tê tủy sống.
  • Có thể dùng Dobutamin.

​​​​​​​

4. Hở van hai lá:

  • Duy trì một mức độ nhịp nhanh vừa phải.
  • Tránh làm tăng sức cản ngoại biên.
  • Nên duy trì huyết áp hơi thấp một chút, có thể dùng một ít thuốc giãn mạch.
  • Tránh dùng những thuốc ức chế cơ tim.
  • Có thể dùng Dobutamin.

​​​​​​​

5. Gây mê ở bệnh nhân có bệnh mạch vành:

- Nguy cơ nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân này rất cao, loại nhồi máu này thường biểu hiện không có sóng Q mà chỉ có ST chênh xuống là loại NMCT xuyên thành.

- Gây mê phải đảm bảo:

  • Giảm lưu lượng vành là yếu tố nguy cơ dẫn tới nhồi máu.
  • Tránh co thắt vành, tránh dùng các thuốc cường giao cảm.
  • Tránh tăng HA động mạch.
  • Sau phẫu thuật phải giảm đau thật tốt cho bệnh nhân.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top