✴️ Phác đồ gây mê phẫu thuật những người mang bệnh tim

Nội dung

1. Đánh giá các yếu tố nguy cơ trước mê, sau mê:

- Bản chất và thời gian phẫu thuật.

- Tiền sử có cơn suy tim.

- Sinh hoạt của bệnh nhân.

- Biến loạn điện tim trước phẫu thuật.

- Mức độ rối loạn chức năng thất trái (EF).

 

2. Đánh giá các điều trị trước phẫu thuật:

- Tiếp tục điều trị chống co thắt: Ức chế Beta.

- Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu (Aspirin) thay bằng Calciparin.

- Thuốc ức chế men chuyển (Catoprin, Ennaprin…) nếu dùng với mục đích chống suy tim thì tiếp tục, nếu dùng với mục đích hạ huyết áp thì thay bằng Nifedifin.

- Không áp dụng kỹ thuật lấy lại máu trước mổ để truyền.

 

3. Theo dõi trong và sau phẫu thuật:

- Monitoring:

  • Theo dõi D2, V5.
  • Theo dõi HA.
  • Theo dõi tiền gánh.

- CPV: Catheter tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh trong.

 

4. Tiền mê:

- Tối hôm trước phẫu thuật: Senduxen 5-10mg uống.

- Sáng hôm phẫu thuật: Hypnovel (Midazolam) 2mg: Tĩnh mạch.

 

5. Gây mê:

- Với chức năng thất trái bình thường:

  • Cho oxy trước khi đặt NKQ.
  • Cho Seduxen hoặc Midazolam (0,1-0,3mg/kg) phối hợp với Thiopental liều thấp.
  • Fentanyl 7-20mcg/kg tùy theo cuộc mổ kéo dài hay ngắn.
  • Giãn cơ: Pancuronium (Pavulon) nếu trước đó bệnh nhân đã dùng nhóm ức chế Beta.
  • Rocuronium nếu trước đó bệnh nhân không dùng thuốc úc chế Beta.
  • Duy trì mê có thể dùng Sevoflurane, Isoflurane.

- Chức năng thất trái giảm:

  • Etomidate 0,2mg/kg.
  • Fentanyl 5-10mcg/kg.
  • Không dùng thuốc Benzodiazepin (Seduxen), Halothan, Isofluran.
  • Nếu phẫu thuật kéo dài dùng Fentanyl từ 30-50mcg/kg từ đầu và dùng Etomidate duy trì bơm tiêm điện 0,4-1mg/kg/giờ.

 

6. Hồi tỉnh:

- Xử lý ủ ấm ở bệnh nhân hạ thân nhiệt.

- Thở ôxy.

- Hô hấp nhân tạo nếu bệnh nhân phẫu thuật lớn hoặc phẫu thuật kéo dài.

- Nhanh chóng đưa về chế độ điều trị trước phẫu thuật.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top