✴️ Phẫu thuật bắc cầu động mạch nách – động mạch đùi

I. ĐẠI CƯƠNG

– Thiếu máu mãn tính chi đang ngày càng trở nên phổ biến do tuổi thọ ngày càng tăng, phối hợp với nhiều bệnh rối loạn chuyển hóa la yếu tố nguy cơ của xơ vữa mạch: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…

– Thiếu máu mạn tính chi chẩn đoán dựa vào lâm sàng (đau cách hồi, đau liên tục không đáp ứng với thuốc giảm đau hoặc hoại tử chi ở giai đoạn muộn…)

– Chụp mạch DSA hoặc chụp MSCT dựng hình mạch là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và là cơ sở để lựa chọn phương pháp can thiệp.

– Bắc cầu động mạch là kỹ thuật dùng vật liệu tự thân (tĩnh mạch hiển lớn) hoặc mạch nhân tạo để tạo đường lưu thông máu qua chỗ tắc.

 

II. CHỈ ĐỊNH

– Thiếu máu mạn tính chi dưới giai đoạn IIB trở lên – tắc ngã ba chủ chậu hoặc tắc động mạch chậu hai bên

– Thể trạng người bệnh không cho phép phẫu thuật bắc cầu chủ đùi

 

III. CHNG CHỈ ĐỊNH

– Thiếu máu nặng gây hoại tử chi không còn khả năng bảo tồn (cắt cụt chi)

– Người bệnh nhiều bệnh phối hợp không đủ điều kiện phẫu thuật

 

IV. CHUN B

1. Người thc hin:

– Kíp mổ: PTV chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, lồng ngực

– Hai phụ phẫu thuật + dụng cụ viên

2. Người bnh: Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà người bệnh ký hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định.

3. Phương tiện:

– Trang thiết bị tiêu chuẩn phòng mổ tim mạch lồng ngực

– Mạch nhân tạo số 8

 

V. CÁC BƯỚC TIN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, khép hai tay, có độn gối dưới vai.

2. Vô cm: Gây mê toàn thân nội khí quản

3. Kỹ thut:

– Bộc lộ động mạch nách đoạn II (đường rạch da ở rãnh Delta ngực)

– Bộc lộ động mạch đùi ngang vị trí ngã ba động mạch đùi nông đùi sâu

– Tạo đường hầm dưới da từ nách đến đùi dọc theo đường nách trước

– Luồn mạch nhân tạo số 8 theo đường hầm

– Làm miệng nối trên động mạch nách-động mạch nhân tạo số 8 chỉ Prolen 5.0

– Làm miệng nối dưới mạch nhân tạo – động mạch đùi ngay vị trí ngã ba (kết hợp bóc nội mạc kèm theo nếu cần) Prolen 5.0

– Đặt dẫn lưu dọc theo đường hầm hút liên tục

– Đóng vết mổ

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIN

1. Theo dõi:

– Toàn trạng: các dấu hiệu sinh tồn.

– Dấu hiệu chảy máu.

– Tình trạng thiếu máu chi: cảm giác, màu sắc, nhiệt độ, mạch…

2. Xử trí tai biến:

– Chảy máu: Thường do chống đông gây chảy máu chân chỉ có thể tự cầm. Nếu chảy máu nhiều phải mở lại kiểm tra.

– Tụ máu tại vị trí đường hầm: Thường do tổ chức dưới da lỏng lẻo phối hợp với dùng chống đông sau mổ. Dự phòng bằng cách băng ép và dẫn lưu tốt.

– Tắc cầu nối: Mổ lại

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top