✴️ Phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

– Dò động mạch vành là bệnh lý hiếm gặp, được mô tả lần đầu năm 1865. Phần lớn không có triệu chứng.
– Biểu hiện lâm sàng chính là suy tim sung huyết do hậu quả của luồng thông trái phải.

 

II. CHỈ ĐỊNH

– Rò mạch vành có triệu chứng suy tim (khó thở, đau ngực, buồng tim giãn…)
– Rò mạch vành không có triệu chứng suy tim nhưng có lưu lượng lớn.

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Không có chống chỉ định tuyệt đối.
2. Chống chỉ định tương đối:

– Suy tim rất nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất chậm với điều trị nội khoa tích cực hoặc suy tim kéo dài, thể trạng suy kiệt, suy chức năng gan, chức năng thận.

– Chức năng thất trái giảm nặng: trên siêu âm thấy phân suất tống máu (FE) dưới 40%, phân suất co thắt (%D) dưới 25%.

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:
– Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp)
– Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê)
– Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài)
– Kíp vận hành máy tim phổi nhân tạo: 2 bác sĩ hoặc kĩ thuật viên.

2. Người bệnh:

– Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
– Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
– Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.

3. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: nằm ngửa có gối độn dưới vai.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
– Mở đường giữa xương ức.
– Lắp đặt hệ thống ống động mạch, tĩnh mạch, kết nối tim với hệ thống tim phổi máy nhân tạo. Bơm dung dịch liệt tim để ngừng tim (nếu cần thiết).
– Xác định chính xác vị trí động mạch vành dò vào buồng tim. Phẫu tích bộc lộ vị trí rò và buộc thắt thử vị trí rò trong 15 phút.
– Kiểm tra trên điện tâm đồ. Đóng lại chỗ dò bằng hai nút chỉ nếu không có biểu hiện thiếu máu cơ tim.
– Cầm máu, đặt hệ thống dẫn lưu.
– Đóng màng tim, xương ức, thành ngực.

 

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi
– Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau về buồng hồi sức được 15- 30 phút. Chụp Xquang ngực tại gường.
– Huyết động, hô hấp, dãn lưu, nước tiểu 30phút- 1 giờ/1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tinh trạng huyết động.
– Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau, truyền máu và các dung dịch thay thế máu … tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
– Thuốc chống đông: Dùng heparin đường tĩnh mạch. Cần kiểm tra đông máu hàng ngày (APTT, TP), liều lượng thuốc chống đông đảm bảo duy trì APTT= 40- 50 giây, TP= 35- 40%.
– Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật.

2. Xử trí tai biến

– Chảy máu, tràn dịch màng tim, chèn ép tim: bù dịch, máu, mổ lại
– Suy tim cấp: tìm nguyên nhân, thay đổi thuốc trợ tim, can thiệp ngoại khoa…
– Viêm trung thất, xương ức: mổ lại.
– Tan máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top