✴️ Phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Bệnh ra mồ hôi bàn tay tiên phát (Primary palmar hyperhidrosis=PPH) là tình trạng ra mồ hôi quá nhiều, ngoài nhu cầu thực tế của cơ thể xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, nách.
Phân loại mức độ PPH theo tiêu chuẩn tác giả Lai YT, năm 1997[5] gồm :

Bảng 1: Tiêu chuẩn mức độ PPH


– Can thiệp phẫu thuật cắt hạch giao cảm và hiệu ứng tăng nhiệt độ da được  Claud Bernad mô tả lần đầu vào năm 1852.Phẫu thuật cắt hạch điều trị PPH được mô tả lần đầu vào năm 1942 bởi Hughes. Từ những năm 1980, với sự phát triển của kỹ thuật nội soi làm cho phẫu thuật điều trị PPH được sử dụng, thay đổi nhiều từ 3 đến 1 troca.

 

II. CHỈ ĐỊNH

Chỉ định: với ra mồ hôi mức độ vừa, nặng. Tuổi phẫu thuật: trước khi đi học: từ 3 tuổi trở lên.

 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định: Các bệnh nhi có tiền sử viêm dày dính màng phổi.

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã được đào tạo.

2. Phương tiện

– Bộ máy phẫu thuật nội soi và hệ thống bơm khí CO2 kiểm sóat tự động.
– Camera 30º, 5mm
– Monopolar cautery5mm.
– Van vén phổi 5mm.
– 03 trocar 5mm.
– Bộ dụng cụ mổ lồng ngực.

3. Người bệnh

Người bệnh và gia đình: Được khám, chẩn đoán, tư vấn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết trong giới hạn và đã có cam kết phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Ghi đầy đủ thông tin cá nhân và tình trạng trẻ trước khi phẫu thuật.

 

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

Họ tên bệnh nhi, tuổi, bố, mẹ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, các chỉ số xét nghiệm, chẩn đoán, chỉ định điều trị, phương pháp phẫu thuật dự kiến, bệnh lí kèm theo, tình trạng dị ứng, cam kết trước phẫu thuật.Bệnh nhi và gia đình được giải thích rõ về bệnh, đặc biệt tình trạng ra mồ hôi bù. Nhập viện, nhịn ăn trước phẫu thuật 06 giờ .

2. Kiểm tra người bệnh

Họ và tên, tuổi, mã số, tên bố, mẹ.

3. Thực hiện kỹ thuật

– Bệnh nhi được gây mê toàn thân.
– Tư thế bệnh nhi nằm ngửa, tay giang 90 độ trên bàn cao đầu 30 độ nghiêng 30 độ qua bên phải, trái theo từng bên phẫu thuật. Hai màn hình để đối diện hai bên.
– Phẫu thuật viên đứng cùng bên phẫu thuật, người phụ đứng phía dưới. Dụng cụ viên đứng đối diện phẫu thuật viên.
– Đặt các Trocal 5mm qua liên sư n 2 nách giữa cho dụng cụ dao mổ điện, liên sườn nách giữa cho ống soi 30 độ, liên sườn 4 nách trước cho vén phổi.
– Áp lực bơm hơi CO2 từ 6-8 mmHg, lưu lượng 1 l/phút.
– Dùng van vén phổi tạo phẫu trường để cắt chuỗi hạch giao cảm 2,3,4 từng bên. Kiểm tra phổi nở hoàn toàn và kết thúc phẫu thuật. Sau phẫu thuật bệnh nhi được đánh giá, chụp phổi và xuất viện trong ngày hay ngày tiếp theo.

 

VI.THEO DÕI

Tình trạng hồi tỉnh, thông khí phổi, chụp phổi sau 06 giờ .

 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

– Chảy máu do thương tổn mạch, tràn khí màng phổi, nhiễm trùng, đánh giá phẫu thuật khi cần.
– Đánh giá tình trạng ra mồ hôi bù, tái phát.

Trích ” Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa”_BỘ Y TẾ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top