U xương hốc mắt bao gồm các u phát triển từ xương thành hốc mắt. U phát triển gây lồi mắt, lác, mất thị lực.
– Có các triệu chứng tại mắt do u gây nên
– U gây hiệu ứng khối
– U tăng kích thước
– Chẩn đoán hình ảnh chưa rõ ràng (sinh thiết)
Người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật mở nắp sọ
1. Người thực hiện
– Kíp mổ:
+ 3 bác sĩ: 1 phẫu thuật viên chính + 2 bác sĩ phụ mổ
+ Điều dưỡng: 2 điều dưỡng: 1 điều dưỡng dụng cụ (chuẩn bị và trợ giúp dụng cụ trong phẫu thuật) + 1 diều dưỡng chạy ngoài phục vụ cho ca mổ.
– Kíp gây mê:1 bác sĩ gây mê + 1 điều dưỡng phụ mê
2. Phương tiện
– Người bệnh được mê nội khí quản, nên phòng mổ phải đảm bảo đủ trang thiết bị để tiến hành mê nội khí quản.
– Bộ dụng cụ mở sọ thông thường, cần khoan mài tốc độ cao đầu mài 2 mm.
– Kính vi phẫu, dao hút siêu âm, hệ thống định vị thần kinh.
– Vật tư tiêu hao: 100 gạc con, 20 gói bông sọ, 5 sợi chỉ prolen 4.0, 5 sợi chỉ prolene 5.0, 5 sợi chỉ vicryl 2.0 (3.0 đối với trẻ em), 1 gói surgicel, 1 gói spongel, 2 gói sáp sọ
– Bộ dẫn lưu kín đặt dưới da
3. Người bệnh
– Người bệnh được cạo tóc vùng chân tóc, vệ sinh sạch sẽ.
– Đặt sonde tiểu, dạ dày…
– Được khám lâm sàng cẩn thận, khám chuyên khoa mắt. Chụp phim cộng hưởng từ sọ não, phim CT đánh giá cấu trúc xương nền sọ, ổ mắt. Người bệnh và gia đình cần được giải thích kĩ về bệnh tật và quá trình cần được điều trị trước, trong và sau mổ.
1. Tư thế:
Người bệnh nằm tư thế ngửa, đầu nghiêng 15 độ sang bên đối diện. Có thể lắp đặt hệ thống định vị thần kinh.
2. Vô cảm
– Gây mê nội khí quản.
– Thuốc mê, dịch truyền, máu nếu cần (theo chỉ định của bác sỹ gây mê).
– Rạch da theo đường chân tóc từ cung tiếp lên qua đường giữa 1 cm.
– Bóc tách vạt da, cân sọ trán đến khi bộc lộ được bờ trên ổ mắt.
– Bóc tách cơ thái dương.
– Khoan sọ, mở nắp sọ trán và trần ổ mắt. Chú ý bảo tồn thần kinh trên ổ mắt. Tuỳ vào vị trí, kích thước u để tính toán phần trần ổ mắt cần cắt.
– Vén màng cứng vùng trán nền lên, bộc lộ ổ mắt.
– Lấy u xương bằng đục và khoan mài.
– Cầm máu bằng dao đốt lưỡng cực và surgical.
– Đặt lại nắp sọ.
– Đóng vết mổ: cơ, cân, dưới da, da.
1. Theo dõi
– Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ.
– Kháng sinh thế hệ 3 sau mổ 1 tuần.
– Theo dõi nước tiểu và thử điện giải hàng ngày.
– Sử dụng corticoid và nội tiết thay thế ngay sau mổ nếu suy tuyến yên…
– Chụp cộng hưởng từ 24-48 giờ sau mổ đánh giá khả năng lấy u.
– Chảy máu não sau mổ (tụ máu ngoài màng cứng, tụ máu trong hốc mắt). Xử trí theo tổn thương chảy máu, mổ lấy máu tụ nếu cần thiết.
– Nhiễm trùng
– Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu cấy máu, dịch có vi khuẩn.
– Trong trường hợp không thấy vi khuẩn nhưng có bằng chứng vi khuẩn, dùng Cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 kết hợp với nhóm glycosid hoặc glycopeptid.
Biến chứng khác:
+ Giảm thị lực
+ Suy tuyến yên: sử dụng corticoid và thuốc nội tiết thay thế.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh