✴️ Phục hồi chức năng gãy thân xương cánh tay

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

- Gãy thân xương cánh tay được tính từ cổ giải phẫu, trên chỗ bám của cơ ngực to đến vùng trên lồi cầu nơi xương bắt đầu bè rộng.

- Gãy thân xương cánh tay chiếm 1,3% tổng số gãy. Ở người lớn nó chiếm 8-19% gãy thân xương ống dài,ở trẻ em ít gặp.

- Đa số điều trị không mổ, tỷ lệ liền xương cao, ít biến chứng hơn so với mổ kết hợp xương.

- Gãy thân xương cánh tay dù can xương lệch cũng ít ảnh hưởng đến chức năng tay bên gãy vì nhờ có khớp vai và khớp khuỷu bù trừ.

- Thần kinh quay nằm ở rãnh xoắn sát xương nên dễ bị liệt khi gẫy đoạn giữa.

 

II. CHẨN ĐOÁN

1. Các công việc của chẩn đoán

1.1. Hỏi bệnh

- Thời gian bị chấn thương gây gãy thân xương cánh tay

- Nguyên nhân gây gãy thân xương cánh tay do các nguyên nhân trực tiết như ngã đè lên, vật cứng đánh vào cánh tay, tai nạn ô tô hay do các nguyên nhân gián tiếp như ngã chống tay duỗi…

- Bệnh nhân đã được điều trị bảo tồn bằng bột, nẹp hay phẫu thuật kết hợp xương.

- Thời gian bệnh nhân được tháo bỏ bột hay dụng cụ kết hợp xương.

- Vận động và cảm giác của khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

1.2. Khám và lượng giá chức năng

- Khám lực cơ vùng khớp vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay

- Đo tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu, cổ tay.

1.3. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng

Chụp Xquang cánh tay bên tổn thương

2. Chẩn đoán xác định

- Bệnh nhân có tiền sử chấn thương

- Bệnh nhân đang được điều trị bảo tồn bất động bằng bột hay nẹp

- Bệnh nhân đang được điều trị phẫu thuật kết hợp xương

- Bệnh nhân bị hạn chế tấm vận động

- Bệnh nhân có thể có teo cơ, yếu cơ vùng cánh cẳng, bàn tay.

- Chụp phim Xquang có hình ảnh tổn thương cũ xương cánh tay

3. Chẩn đoán nguyên nhân

- Gãy xương do sang chấn

- Gãy xương do các bệnh lý về xương: loãng xương, giòn xương, u xương,tiểu đường,lạm dụng điều trị các bệnh bằng corticoid...

 

III. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị Giai đoạn bất động

- Cải thiện tuần hoàn

- Chống teo cơ do bất động

Giai đoạn sau bất động

- Cải thiện tuần hoàn

- Duy trì tầm hoạt động các khớp tự do

- Duy trì lực cơ ở các khớp tự do (cổ, bàn tay, ngón tay)

- Chống teo cơ

- Ngừa cứng khớp

- Gia tăng tầm vận động khớp giới hạn

2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng Giai đoạn bất động

- Cử động chủ động ngón tay, cổ tay

- Co cơ tĩnh các cơ vùng đai vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay

Chú ý: theo dõi mạch quay và thần kinh quay. Nếu có dấu hiệu tổn  thương thần kinh quay cần theo dõi tiến triển của thần kinh. Nếu không thuyên giảm nên nghĩ đến thần kinh bị kẹt giữa hai đầu xương hoặc bị đứt chứ không phải bị chèn ép do phù nề.

Giai đoạn sau bất động

- Tư thế trị liệu: Nâng cao tay

- Tập chủ động cử động cổ tay, ngón tay 

- Tập co cơ tĩnh các đai vai, cơ nhị đầu, cơ tam đầu cánh tay

- Sau 2 tuần tập tăng tầm độ khớp vai và khớp khuỷu nhẹ nhàng bằng chủ động trợ giúp tay kỹ thuật viên hoặc dàn treo

- Sau 1 tháng: có thể cho đề kháng khớp vai, tùy theo bậc cơ của ngƣời bệnh. Có thể áp dụng kỹ thuật giữ nghỉ đối với khớp khuỷu (tùy theo bậc cơ của bệnh nhân)

Chú ý: tránh tập quá mạnh và tránh tập vặn xoay cánh tay

- Hướng dẫn chương trình điều trị tại nhà: bò tường trong tư thế gập và dạng vai, tự trợ giúp bằng tay lành

3. Các điều trị khác

- Các thuốc giảm đau nhóm Non-Steroid

- Các thuốc tái  tạo  kíchthích  liền xương nhanh: Calcitonin, Biphosphonat, Calcium

- Các thuốc giảm đau thần kinh nếu có đau thần kinh.

 

IV.  THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

Bệnh nhân cần được theo dõi tình trạng đau, teo cơ, yếu cơ hoặc sự hạn chế tầm vận động của khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.

Hẹn tái khám khi bệnh nhân đau lại hoặc đau tăng lên

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top