PHÌNH BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG KHỔNG LỒ DO CHẤN THƯƠNG: BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ TỔNG KẾT Y VĂN

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ:

      Phình bóc tách do chấn thương hiếm, chiếm dưới 1% phình nội sọ và hầu hết điều trị bằng can thiệp nội mạch. Chúng tôi báo cáo một trường hợp phối hợp giữa can thiệp và phẫu thuật để điều trị bệnh lý này, đồng thời đề xuất cần sớm phát hiện những bệnh nhân phình mạch máu nhằm giảm nguy cơ tử vong và di chứng. Chụp DSA mạch máu não giúp đánh giá động học và hình thái túi phình, lựa chọn phương án điều trị tối ưu.

       Phình mạch máu não được phân loại dựa vào cơ chế bao gồm: bẩm sinh, xơ vữa, nhiễm trùng và chấn thương. Trong đó phình bóc tách do chấn thương hiếm, chiếm dưới  1% phình nội sọ. Những trường hợp phình do chấn thương có khả năng gây nhồi máu hoặc xuất huyết đe dọa tử vong.

       Chúng tôi trình bày một trường hợp biến chứng chảy máu mũi ồ ạt do phình bóc tách và xử trí loại bỏ túi phình bằng can thiệp nội mạch và kẹp túi phình, đồng thời tổng hợp y văn những trường hợp tương tự và cách xử trí.

KẾT LUẬN:

        Nhận biết sớm phình bóc tách do chấn thương, xử trí có thể mang lại tiên lượng tốt cho bệnh nhân và hạn chế để lại di chứng. Cần phối hợp phẫu thuật và can thiệp nội mạch để xử trí những túi phình khó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bhaisora KS, Behari S, Godbole C, Phadke RV (2016), Traumatic aneurysms of the intracranial and cervical vessels: A review, Neurology India, 64(7),14-23.
  2. David Zohrabian, MD, FAAEM,FACEP (2019), Carotid Artery Dissection, emedicine.medscape.com.
  3. Dubey A, Sung WS, Chen YY, Amato D, Mujic A, Waites P, Erasmus A, Hunn A (2008), Traumatic intracranial aneurysm: a brief review, J Clin Neurosci, 15(6):609-12.
  4. Fujii K, Chambers SM, Rhoton AL Jr (1979), Neurovascular relationships of the sphenoid sinus. A microsurgical study, J Neurosurg, 50(1), 31-9.
  5. Fukuda H, Yanagawa T, Horikawa F, Nakajima N, Kitagawa M, Lo B, Yamada K (2019), "Clip Anchor-Assisted Coil Embolization" for Endovascular Parent Artery Occlusion of Intracranial Traumatic Aneurysm, J Stroke Cerebrovasc Dis, 14:104374.
  6. Ju-Hee Han, Eun-JeongKoh,corresponding author Ha-Young Choi, Jung-Soo Park, Jong-Myong Lee (2014), Visualization of a Traumatic Pseudoaneurysm at Internal Carotid Artery Bifurcation due to Blunt Head Injury: A Case Report , Korean J Neurotrauma, 10(2): 126–129.
  7. Larson PS, Reisner A, Morassutti DJ, Abdulhadi B, Harpring JE (2000), Traumatic intracranial aneurysms, Neurosurg Focus, 8(1):e4.
  8. Massara M, Notarstefano S, De Caridi G, Serra R, Prunella R, Impedovo G (2019), Endovascular Treatment of a Carotid Pseudoaneurysm Using the New Double-Layer Micromesh Stent (Roadsaver®), Ann VascSurg , 59:308.e15-308.e18.
  9. Png CYM, Faries PL, Han DK, Marin ML, Tadros RO (2019), Transradial stenting of a carotid pseudoaneurysm, J Vasc Surg Cases Innov Tech, 5(1):54-57.
  10. Yan Y, Wu Y, Zhao K, Pan Y, Huang Q (2019), Endovascular treatment of traumatic carotid pseudoaneurysm with Tubridge flow diverter: A case report, IntervNeuroradiol, 6:1591019919855862.

 

return to top