Đột quỵ không chỉ có một loại. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 3 loại đột quỵ chính, triệu chứng và điều trị cho từng loại đột quỵ.
Có 3 loại đột quỵ chính: đột quỵ do thiếu máu thoáng qua, đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. Theo thống kê, có khoảng 87% số trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ.
Đột quỵ do thiếu máu thoáng qua
Bác sỹ thường gọi những cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua là cơn đột quỵ nhỏ hoặc là tình trạng cảnh bảo đột quỵ. Một cục máu đông nhỏ ngăn chặn tạm thời dòng máu chảy tới não sẽ gây ra cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua. Cục máu đông và các triệu chứng của cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi một cục máu đông khiến máu không thể chảy được tới não. Cục máu đông này thường có nguyên nhân là do xơ vữa động mạch, khi các mảng bám mỡ bị vỡ ra và làm ngăn chặng dòng máu chảy tới não. Cơ chế này cũng tương tự như một cơn nhồi máu cơ tim – khi cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu chảy tới một phần của trái tim.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể gây tắc mạch, có nghĩa là cục máu đông có thể di chuyển đến bất cứ phần nào của cơ thể. Theo thống kê, 15% số ca đột quỵ tắc mạch có nguyên nhân là do rung nhĩ – một trong số những tình trạng gây ra nhịp tim bất thường.
Đột quỵ do huyết khối là một dạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra do có cục máu đông hình thành trong các mạch máu tại não.
Khác với cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua, cục máu đông có thể sẽ khiến cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ kéo dài và không biến mất, nếu không được điều trị.
Đột quỵ do xuất huyết
Đột quỵ do xuất huyết là hậu quả của việc vỡ một mạch máu trong não, khiến màu tràn ra các mô xung quanh.
Có 2 loại đột quỵ do xuất huyết. Loại thứ nhất là do phình động mạch, tức là có một phần của mạch máu bị phình ra như một trái bóng, khiến mạch máu tại đó yếu và dễ vỡ hơn. Loại thứ hai là do dị tật động tĩnh mạch, tức là các mạch máu sẽ có những bất thường về mặt hình dạng. Nếu những mạch máu này vỡ ra, sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ do xuất huyết.
Mặc dù có nhiều loại đột quỵ khác nhau, nhưng tất cả các loại đột quỵ đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau bởi tất cả các loại đột quỵ đều gây ra ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy tới não. Cách duy nhất để xác định xem bạn mắc phải loại đột quỵ nào là tìm kiếm sự chăm sóc y tế . Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh để có cái nhìn cụ thể hơn về não của bạn.
Hiệp hội Đột quỵ Quốc gia khuyến cáo rằng, liệu pháp FAST có thể sẽ giúp bạn nhận ra được các dấu hiệu của cơn đột quỵ:
Ngoài ra, một số triệu chứng khác của cơn đột quỵ không nằm trong bản mô tả của phương pháp FAST bao gồm:
Một cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua có thể sẽ gây ra các triệu chứng trên trong thời gian ngắn, thường từ 1-5 phút. Tuy nhiên, bạn không nên coi thường những triệu chứng của cơn đột quỵ, kể cả trong trường hợp những triệu chứng này biến mất rất nhanh.
Cơn đột quỵ là một tình trạng cấp cứu bởi vì đột quỵ có thể để lại những hậu quả đe dọa tính mạng. Não bộ là cơ quan kiểm soát các chức năng sống chính của của cơ thể con người. Khi không được cấp đủ máu, não sẽ không thể kiểm soát được nhịp thở, huyết áp và rất nhiều chức năng khác của cơ thể. Các biến chứng do đột quỵ sẽ rất khác nhau phụ thuộc vào loại đột quỵ mà bạn mắc phải và phụ thuộc vào việc bạn có nhận được điều trị thành công hay không. Biến chứng của cơn đột quỵ bao gồm:
Bạn có thể sẽ lấy lại được chức năng vận động tinh, khả năng giao tiếp hoặc khả năng nuốt sau cơn đột quỵ nếu được điều trị phục hồi chức năng. Tuy nhiên, việc này cần rất nhiều thời gian.
Điều trị đột quỵ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại đột quỵ và thời gian cơn đột quỵ kéo dài bao lâu. Bạn được điều trị sau cơn đột quỵ càng sớm, thì khả năng hồi phục của bạn càng cao.
Đột quỵ do thiếu máu thoáng qua
Điều trị cho cơn đột quỵ do thiếu máu thoáng qua bao gồm việc dùng thuốc để ngăn chặn những cơn đột quỵ khác trong tương tai. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu sẽ giảm nguy cơ các tiểu cầu có trong máu dính lại với nhau gây ra cục máu đông. Aspirin và clopidogrel là những loại thuốc chống kết tập tiểu cầu thường gặp
Thuốc chống đông máu là loại thuốc làm giảm sự hình thành của các protein tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông. Có rất nhiều loại thuốc chống đông máu khác nhau, bao gồm warfarin và dabigatran.
Bác sỹ có thể cân nhắc sử dụng một loại phẫu thuật tên là cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Thủ thuật này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám hình thành trong nội mạc động mạch cảnh ở cổ - nguyên nhân chính gây ra cơn đột quỵ.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ sẽ phụ thuộc vào việc bạn được nhập viện sớm hay muộn và phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của bản thân bạn.
Nếu bạn được nhập viện trong vòng 3 giờ sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sỹ sẽ cho bạn dùng một loại thuốc gọi là chất hoạt hóa mô plasminogen (TPA). Loại thuốc này sẽ được đưa vào cơ thể thông qua việc truyền tĩnh mạch và có thể làm tan cục máu đông. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể nhận thuốc TPA do nguy cơ chảy máu. Bác sỹ sẽ cân nhắc rất kỹ tiền sử bệnh tật của bạn trước khi quyết định cho bạn sử dụng TPA.
Bác sỹ cũng có thể sử dụng các thủ thuật để loại bỏ một cách cơ học cục máu đông hoặc đưa các thuốc làm tan cục máu đông vào não. Những cách điều trị này không phải lúc nào cũng sẽ phát huy tác dụng bởi tùy vào tiền sử bệnh tật mà bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ khác.
Đột quỵ do xuất huyết
Điều trị đột quỵ do xuất huyết bao gồm việc cố găng cầm máu trong não và làm giảm các phản ứng phụ có thể đi kèm với xuất huyết não. Phản ứng phụ bao gồm tăng áp lực nội sọ. Cũng có thể tiến hành phẫu thuật để ngăn các mạch máu không bị chảy máu thêm nữa.
Bạn cũng có thể sẽ được cho dùng thuốc để làm giảm áp lực nội sọ. Bạn có thể sẽ cần phải được truyền máu để làm tăng lượng tế bào máu tham gia hình thành cục máu đông để giúp cầm máu.
Theo thống kê, có khoảng một phần ba số người có cơn thiếu máu thoáng qua sẽ tiến triển thành đột quỵ do thiếu máu cục bộ trong vòng 1 năm. Điều trị cơn thiếu máu thoáng qua có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.
Nếu một người đã từng bị đột quỵ, họ sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ thêm một (vài) lần nữa. Ước tính có khoảng một phần tư số người đã từng có cơn đột quỵ sẽ bị đột quỵ thêm lần nữa trong vòng 5 năm.
Có rất nhiều thay đổi về lối sống bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ bị đột quỵ hoặc làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Ví dụ như:
Trao đổi thêm với bác sỹ về những cách khác giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ của bạn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh