✴️ Những “thủ phạm” gây mất thính lực

Nội dung

Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn trong môi trường làm việc

Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây mất thính lực.

Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây mất thính lực.

Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn lớn liên tục có thể gây mất thính lực. Một trong nhưng thủ phạm phổ biến nhất là tiếng ồn nơi làm việc như tiếng máy móc hoạt động. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 30 triệu người lao động phải đối mặt với mức độ nguy hại của tiếng ồn nơi làm việc. Để hạn chế nguy cơ suy giảm thính lực, nên mang nút tai hoặc dụng cụ bảo vệ tai phù hợp. Nếu có thể nên tránh hoặc có những đợt nghỉ ngơi để tránh tiếp xúc với tiếng ồn.

 

Chấn thương hoặc thay đổi áp suất ở tai

Chấn thương vùng đầu nghiêm trọng làm sai lệch vị trí các xương con ở tai giữa hoặc làm tổn thương thần kinh có thể làm mất thính lực vĩnh viễn. Thay đổi áp suất đột ngột, đi bay hoặc lặn dưới sông, biển cũng có thể dẫn tới thiệt hại cho màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong và gây nghe kém. Thông thường màng nhĩ sẽ lành lặn trong vòng vài tuần. Trong những trường hợp tai trong bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải phẫu thuật. Không nên nhét cục bông hay bất cứ vật gì khác vào tai, có thể gây rách màng nhĩ và gây tổn thương vĩnh viễn.

 

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây mất thính lực, bao gồm một số thuốc kháng sinh nhất định và thuốc điều trị ung thư

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây mất thính lực, bao gồm một số thuốc kháng sinh nhất định và thuốc điều trị ung thư.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ là gây mất thính lực, bao gồm một số thuốc kháng sinh  nhất định và thuốc điều trị ung thư. Trong quá trình điều trị bằng những loại thuốc này, người bệnh cần được kiểm tra thính lực thường xuyên. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, mất thính lực là vĩnh viễn. Thường xuyên sử dụng aspirin, NSAID và acetaminophen có thể làm tăng nguy cơ mất thính lực. Cũng có trường hợp, tác dụng phụ liên quan đến thính giác sẽ mất đi khi ngừng sử dụng thuốc.

 

Các bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính không liên quan trực tiếp đến tai có thể gây điếc. Trong đó có một số nguyên nhân gây hại cho thính lực bằng cách ngăn chặn lưu lượng máu đến tai trong hoặc não. Những bệnh này bao gồm bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và tiểu đường. Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, cũng có thể liên quan tới một số hình thức của mất thính lực.

 

Khối u và ung thư

Những tăng trưởng không phải ung thư, osteomas, exostoses, và polyp lành tính, có thể chặn ống tai, gây mất thính lực. Trong một số trường hợp, loại bỏ sự tăng trưởng này có thể phục hồi thính lực. U dây thần kinh thính giác (Acoustic neuroma) (một khối u tai trong hiển thị bên trên), phát triển dây thần kinh thính giác và tiền đình ở tai trong . Các rối loạn thăng bằng, tê mặt, ù tai cũng có thể là nguyên nhân. Điều trị có thể bảo toàn được khả năng nghe.

 

Tiếng nổ

Đôi khi mất thính lực được gây ra bởi những tiếng ồn rất lớn và đột ngột.

Đôi khi mất thính lực được gây ra bởi những tiếng ồn rất lớn và đột ngột.

Đôi khi mất thính lực được gây ra bởi những tiếng ồn rất lớn và đột ngột. Tiếng pháo, súng nổ tạo ra sóng âm thanh mạnh mẽ có thể làm rách màng nhĩ hoặc làm hỏng tai trong. Tình trạng này còn gọi là chấn thương âm thanh. Kết quả là một người có thể bị mất thính giác ngay lập tức, dẫn tới tổn thương và điếc vĩnh viễn.

 

Tai nghe

Nếu những người xung quanh có thể nghe được nhạc và lời bài hát mà bạn đang nghe, nên giảm bớt âm lượng. Sử dụng tai nghe hoặc nút tai nghe có thể gây thay đổi thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn. Âm lượng càng to và thời gian nghe càng lâu thì nguy cơ thính lực bị ảnh hưởng càng lớn. Để nghe an toàn, nên giảm bớt âm lượng và giới hạn thời gian nghe.

 

Ráy tai tích tụ

Ráy tai bảo vệ ống tai, chống bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên ráy tai có thể tạo thành nút ráy tai và cứng lại, gây bít ống tai. Tình trạng tắc nghẽn này có thể ảnh hưởng đến thính giác. Nó cũng có thể gây đau tai, khiến nhiều người có cảm giác như tai đang bị tắc nghẽn. Nếu nghi ngờ ráy tai gây tắc nghẽn, không nên sử dụng tăm bông hoặc đưa bất cứ thứ gì khác vào ống tai. Những trường hợp này có thể tới bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ lấy ráy tai an toàn và nhanh chóng.

 

Bệnh lý mắc phải khi còn nhỏ

Một số bệnh mắc phải khi còn nhỏ có thể gây điếc.

Một số bệnh mắc phải khi còn nhỏ có thể gây điếc.

Một số bệnh mắc phải khi còn nhỏ có thể gây điếc. Viêm tai giữa có thể làm tai giữa bị ứ dịch và gây nghe kém, tình trạng này sẽ được cải thiện khi hết ứ dịch và viêm. Các nhiễm khuẩn khác có thể gây ra thiệt hại cho tai giữa hoặc bên trong, dẫn tới mất thính lực vĩnh viễn. Những bệnh có thể ảnh hưởng tới thính giác ở trẻ em bao gồm thủy đậu, viêm não, bệnh cúm, sởi, viêm màng não, và quai bị. Tiêm vaccine có thể bảo vệ trẻ trước sự tấn công của những căn bệnh này.

 

Điếc bẩm sinh

Nhiều trẻ em sinh ra đã bị mất thính lực hay điếc bẩm sinh. Mặc dù điếc bẩm sinh thường có tính gia đình, nhiều trường hợp trẻ bị điếc bẩm sinh do người mẹ mắc bệnh tiểu đường hay nhiễm trùng khi mang thai. Mất thính giác cũng có thể xảy ra ở trẻ sinh non do các nguyên nhân như chấn thương trong khi sinh dẫn đến trẻ không nhận đủ oxy. Vàng da sơ sinh cũng có thể phải chịu trách nhiệm đối với một số trường hợp mất thính lực ở trẻ sơ sinh.

 

Tuổi tác

Khả năng nghe suy yếu khi tuổi tác tăng cao. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta bảo vệ tai cẩn thận. Thông thường, mất thính lực liên quan đến tuổi được gây ra bởi sự mất dần các tế bào lông bên trong tai. Không có cách nào để ngăn chặn loại mất thính giác này. Nhưng có một số biện pháp phục hồi một số thiệt hại để cải thiện khả năng nghe. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top