✴️ Quy trình kỹ thuật tán sỏi niệu quản bằng laser

Hiện nay su hướng điều trị ít xâm hại và áp dụng kỹ thuật cao đang dần thay thế các phẫu thuật mổ mở mà lợi ích mang lại cho người bệnh là rất to lớn.

1.Chỉ định:

Hiện nay tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng bằng laser được áp dụng tốt nhất cho sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới với kích thước sỏi < 2cm mà điều trị nội khoa hoặc tán ngoài cơ thể thất bại và thận còn chức năng. Chỉ định tương đối cho sỏi < 2cm ở niệu quản 1/3 trên nếu tiên lượng có thể đặt máy lên tiếp cận sỏi.

Chống chỉ định với những bệnh nhân có nhiễm khuẩn tiết niệu chưa điều trị ổn định. Bệnh nhân đang điều trị rối loạn đông máu,đang dùng thuốc chống đông, bệnh nhân có dị tật, hẹp đường tiết niệu không đặt máy được. Bệnh nhân suy thận, thận mất chức năng.

Chống chỉ định tương đối: hẹp niệu đạo,U xơ TLT trên 50 Gram, xơ hẹp lỗ niệu quản, khối u đường tiết niệu, phẫu thuật cũ đường tiết niệu, các u chèn ép đường đi niệu quản, xơ chit niệu quản sau chấn thương, xạ trị.

 

2. Điều kiện về nhân lực.

- Bác sỹ chuyên khoa ngoại chung hoặc ngoại tiết niệu (với phẫu thuật viên nội soi phải được đào tạo qua khoá học phẫu thuật nội soi cơ bản và tán sỏi laser).

- Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê hồi sức, dụng cụ viên.

- Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ hay kỹ thuật viên xét nghiệm máu, sinh hoá, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh.

 

3. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện điều trị.

3.1. Phòng mổ.

- Phương tiện hồi sức, gây mê nội khí quản.

3.2. Dụng cụ gồm có: dàn nội soi tiết niệu và ống soi niệu quản, dây dẫn (Guide),Sonde JJ, pince, rọ gắp sỏi,dây tán laser, bộ máy phát tia Laser. Ống soi niệu quản bán cứng (semi-rigid) được cấu tạo bằng các sợi quang học và vỏ của ống bằng kim loại bán cứng có thể uấn cong nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh.kích thước ống thay đổi từ 6-10F, thân ống to dần từ 7,8-14,5 F có 2 kênh đưa dụng cụ làm việc.

Laser Holmium YAG: là điện cực nhỏ, mềm(từ 200-300Mm), nguyên lý:ánh sáng laser truyền qua sợi thạch anh tói sỏi,năng lượng của laser được hấp thụ bởi nước ở bên trong và bề mặt của sỏi, khí Plasma được hình thành trên bề mặt sỏi hấp thụ ánh sáng laser truyền đến bề mặt sỏi và tạo nên sóng âm, song này vượt quá sức căng bề mặt của sỏi và quá trình tán sỏi xảy ra.

3.3. Phòng hồi tỉnh: theo dõi ngày sau mổ.

3.4. Phòng hồi sức tích cực: hồi sức nâng cao thể trạng những bệnh nhân nặng, hoặc mổ có tai biến, biến chứng.

3.5. Phòng điều trị (hậu phẫu):

- Phòng điều trị có đầy đủ các dụng cụ trong cấp cứu thông thường.

- Đủ các loại dịch truyền, dịch nuôi dưỡng, kháng sinh thông dụng.

 

4. Quy trình tán sỏi:

- Bước 1: Bn được tê tủy sống

- Bước 2: Tư thế sản khoa, đặt máy (ống soi niệu quản) trực tiếp dưới hướng dẫn của Camera trên màn hình vào bàng quang tiếp cận lỗ niệu quản, dưới sự dẫn đương của dây dẫn mềm (Guide) được đưa lên niệu quản qua lỗ nq ở bàng quang ống soi niêu quản sẽ theo Guide lên niệu quản dưới sự giám sát của Camera và sự hỗ trợ của hệ thống nước bơm làm sạch và sáng phẫu trường.

- Bước 3: Khi máy lên tiếp cận sỏi sẽ tiến hành tán Laser khi sỏi tan nhỏ có thể gắp ra hoặc sau tự Bệnh nhân sẽ đái ra.

- Bước 4: Sau tán sẽ được đặt một dây dẫn tạm (sonde Blastique số 6 hoặc số 8 hoặc JJ) từ thận qua niệu quản xuống bàng quang và đặt sonde bàng quang.

 Các sonde có thể rút sau 3-5 ngày tùy thuộc vào tình trạng sỏi và niệu quản và Bn có thể ra viện.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top