✴️ Rút sonde dẫn lưu màng phổi, sonde dẫn lưu ổ áp xe phổi

Nội dung

I.   ĐẠI CƯƠNG

Thủ thuật rút sonde dẫn lưu màng phổi hoặc sonde dẫn lưu ổ áp xe phổi  là rút lấy ống thông ra khỏi khoang màng phổi hay ra khỏi ổ áp xe.

 

II.   CHỈ ĐỊNH

  • Sau khi dẫn lưu khí hay dịch (mủ, máu, dưỡng chấp hay dịch) trong khoang màng phổi đã đạt yêu cầu (hết khí hay hết dịch hoặc lượng dịch, khí chỉ còn rất ít), cần rút bỏ sonde dẫn lưu ra.
  • Tắc ống sonde dẫn lưu.
  • Chỗ chân sonde dẫn lưu bị dò ra gây loét thành ngực.
  • Thời gian dẫn lưu kéo dài > 2 tuần.
  •  

III.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

 

IV.   CHUẨN BỊ

1.   Người thực hiện

  • Giải thích, động viên bệnh nhi hoặc cha mẹ, người bảo hộ.
  • Bác sĩ, điều dưỡng thành thạo thủ thuật.

2.   Thuốc và dụng cụ

  • Atropin 1/4mg (2 ống), Lidocain 2% 2ml (2 ống).
  • Hộp chống shock, hộp thay băng cắt chỉ, bơm tiêm
  • Gạc sạch, săng vô trùng, găng tay vô khuẩn.

3.   Người bệnh

  • Hướng dẫn người bệnh không quá lo sợ, quấy khóc.
  • Nếu trẻ nhỏ phải cho an thần trước 15 phút.

4.   Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế

 

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Kiểm tra hồ sơ, bệnh án
  2. Kiểm tra người bệnh
  3. Thực hiện kỹ thuật
  • Tư thế bệnh nhi: Nằm hoặc ngồi, đầu ở cao.
  • Sát trùng rộng xung quanh chân
  • Trải săng lỗ.
  • Khâu chỉ chờ vòng quanh chân
  • Cắt chỉ khâu cố định chân ống
  • Theo dõi nhịp thở bệnh nhi, xác định thì thở ra, tiến hành tút nhanh ống sonde ra ở thì thở ra của bệnh nhi.
  • Sau đó khâu chỉ chờ để bịt kín lỗ chân sonde.
  • Sát khuẩn và băng ép.

 

VI.   THEO DÕI

Các dấu hiệu sinh tồn, trạng thái tinh thần, dấu hiệu chảy máu hay tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da sau khi rút.

 

VII.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.   Triệu chứng cường phế vị

  • Trẻ thường biểu hiện mệt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp hạ, thường do hoảng sợ hoặc do đau.
  • Xử trí: Ngừng thủ thuật, nằm đầu thấp, tiêm Atropin, theo dõi Mạch, Huyết áp, SpO2, truyền dịch.

2.   Tràn khí màng phổi

  • Khi động tác rút sonde không dứt khoát hoặc có dò thành ngực, khí dễ tràn vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi.
  • Chụp lại Xquang phổi, theo dõi tình trạng suy hô hấp do tràn khí chèn ép nhu mô phổi, đẩy lệch tim. Cần chọc hút khí cấp cứu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

 

return to top