1. Đánh giá toàn trạng bệnh nhân đa chấn thương:
A- (aiway) đánh giá đường thở chủ yếu phát hiện dấu hiệu tắc nghẽn đường hô hấp trên như thở rít hoặc khò khè , lọc sọc , co kéo hõm ức cũng như co kéo các cơ liên sườn cơ bụng . Nguyên nhân chủ yếu là do tụt lưỡi ở bệnh nhân có hôn mê , do các dị vật từ bên ngoài hoặc máu đọng do chấn thương hàm mặt , nền sọ.
B- (brething) Đánh giá sơ bộ tình trạng hô hấp như tần số thở, kiểu thở và hiệu quả của hô hấp thể hiện ở mức độ di động của lồng ngực 2 bên , nghe phổi , màu sắc môi và đầu chi nếu có điều kiện đo bão hòa oxy mao mạch(SpO2).
C- Criculation. Đánh giá tình trạng tuần hoàn bao gồm nhịp tim , địên tim, HA động mạch , tuần hoàn ngoại vi , điện tim(khả năng khôi phục màu sắc của đường mao mạch móng tay , độ lạnh của đầu chi).
D- (disability) phát hiện các tổn thương lớn của thần kinh trung ương, dựa vào mức độ tri giác ( điểm glasgow), kích thích và phản xạ của các đồng tử, khả năng vận động và cảm giác của bốn chi.
Các động tác cấp cứu được tiến hành đồng thời với đánh giá toàn trạng bênh nhân chấn thương , bao gồm các bước.
1.1. Thông thoáng đường thở và cố định cột sống cổ:
- Đảm bảo thông thoáng đường thở bằng cách móc hoặc hút các dị vật, đờm dãi , máu cục trong miệng bệnh nhân . Tránh tụt lưỡi bằng Canuyl Mayo hoặc dùng Piace kẹp và kéo lưỡi ra ngoài , nâng kéo hàm , ưỡn cổ không làm động tác này với bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ.
- Cần nghĩ đến chấn thương cột sống cổ trong bệnh cảnh đa chấn thương. Hạn chế tối đa di động đầu , cổ như : gập, ngửa ,quay sang hai bên.
1.2. Ô xy liệu pháp:
- Thực hiện sau khi đã làm thông thoáng đường thở .
- Có thể dùng mặt nạ (Mask) Snode qua mũi, lưu lượng 4- 6 l/phút có thể tăng lưu lượng tới 10 – 12 l/phút.
1.3. Kiểm soát dường hô hấp và thông khí:
- Chỉ định đặt NKQ trong cấp cứu chấn thương :
+ Glasgow <8 điểm.
+ Tắc nghẽn đường hô hấp không giải phóng được.
+ Suy hô hấp nặng, thở nhanh > 35 l/phút hoặc chậm < 10 l/phút kèm theo tím tái hoặc SPO2 <90% mặc dù có Oxy liệu pháp.
+ Sốc nặng , huyết áp tối đa < 70 mmhg
+ Trào ngược thức ăn , dịch tiêu hóa vào đưởng thở .
+ Bệnh nhân kích động nhiều cần được dùng thuốc an thần liều cao hoặc thuốc mê . Đặt NKQ được tiến hành ngay nhằm tránh nguy cơ SHH do các thuốc này.
- Đặt NKQ qua miệng là chủ yếu , không đặt NKQ qua mũi khi bệnh nhân nghi ngờ vỡ sọ , nẹp cột ở cổ được tháo ra tạm thời trong lúc đặt NKQ thay vào đó: đầu, cổ được giữ bằng tay .
+ Đầu , cổ và thân bệnh nhân phải được kéo giữ trên một trục thẳng và ở tư thế trung gian có 1 người phụ giữ đầu và cổ.
- Dùng thuốc mê phối hợp với giãn cơ khử cực phối hợp nghiệm pháp Sellick. Nghiệm pháp Sellick không được áp dụng với bệnh nhân có chấn thương cột sống cổ.
- Phong bế các dây thần kinh hầu, thanh quản bằng Lidocain 1%.
- Có thể thông khí bất đắc dĩ như thông khí qua màng giáp nhẫn bằng catheter, mở khí quản cấp cứu cần được tiến hành ngay nếu đặt nội khí quản thất bại và bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch
- Thông khí với Oxy 100% khi đã kiểm soát đường hô hấp, kiểm tra kỹ 2 phổi và tình trạng lồng ngực loại trừ sớm các tổn thương lớn gây chèn ép tim như tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, chèn ép tim cấp.
- Tùy theo mức độ cần thiết mà tiếp tục dùng thuốc an thần, giảm đau, giãn cơ. Khi đã dùng các thuốc này thì chỉ định bắt buộc phải thông khí nhân tạo.
- Lựa chọn thuốc mê, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau đường tĩnh mạch, tuy nhiên phải giảm liều từ 30 – 50% các thuốc này ngay cả khi huyết động vẫn ở mức thường.
Bảng: Chỉ định, liều dùng các thuốc
Lâm sàng |
Thuốc ngủ |
Dãn cơ |
Giảm đau |
Gây quên |
Glasgow3đ |
0 |
0 |
0 |
0 |
HA< 80mmHg |
0 |
Succinychonyl 1,5mg/kg Esmeron 0,5 mg/kg |
Fentanyl 0,5 – 1 mcg/kg |
Midazolam 1 – 2 mg |
100>HA>80 mmHg |
Ketamin 1mg/kg 0,1 – 0,2 mg/kg |
Esmeron 0,5mg/kg |
Fentanyl 1 – 2 mcg/kg |
Midazolam 1 – 2 mg |
CTSN có H\a BT hoặc kích động nhưng có suy hô hấp |
Profofol 1,5-2mg/kg
|
Succinychonyl 1,5mg/kg Arduan hoặc Pavulon |
Fentanyl 1 – 2 mcg/kg |
0 |
1.4. Kiểm soát huyết động:
- Đặt ngay ít nhất 2 đường truyền lớn ở tĩnh mạch ngoại vi bằng kim luồn 14-16G,nếu có thể đặt đường truyền trung ương là tốt nhất.
- Bắt đầu bù dịch bằng NaCl 0,9% tiếp theo là dịch keo (HAES) với vết thương mạch máu chưa kiểm soát.
- Duy trì HA tối đa 80-90mmHg.
- Với huyết áp TB 60-70 mmHg.
2 . Đánh giá độ nặng:
- Tiền sử có bệnh tim mạch, hô hấp, đái đường.
- Tuổi > 55.
- Thể trạng: béo bệu, suy kiệt.
- Thời gian, xử trí trước đó.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh