✴️ Trật khớp cùng đòn

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Khớp cùng đòn được giữ vững bởi ba hệ thống phức hợp dây chằng: dây chằng nón, dây chằng thang và dây chằng cùng đòn (là sự dầy lên của bao khớp trước trên)

Dây chằng nón và dây  chằng thang có vị trí bám, hướng bám và chiều dài khác nhau nên chúng có chức năng riêng

Trật khớp cùng đòn là một chấn thương vùng vai thường gặp ở nước ta, xảy ra khi bệnh nhân té ngã đập vai với tư thế cánh tay áp sát thân mình. Tùy theo mức độ di lệch và tổ thương dây chằng, tác giả Rookwood đã chia ra làm 6 độ: 

  • Độ I là dãn dây chằng cùng đòn, dây chằng quạ đòn còn nguyên. 
  • Độ II: đứt dây chằng cùng đòn, dãn dây chằng quạ đòn. 
  • Từ độ III: đứt dây chằng cùng đòn, đứt hoàn toàn dây chằng quạ đòn, độ III với đầu ngoài xương đòn di lệch 25- 100% so với đối bên. 
  • Độ IV là đầu ngoài xương đòn di lệch ra sau vào cơ thang. 
  • Độ V là đầu ngoài xương đòn di lệch hơn 100% so với đối bên. 
  • Độ VI hiếm gặp với đầu ngoài xương đòn di lệch vào mặt dưới mỏm quạ.

 

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Lâm sàng:

Đau sưng đầu ngoài xương đòn. Dấu hiệu lò xo.

Cận lâm sàng:

. Xquang 2 bình diện thẳng nghiên: Cho biết mức độ trật khớp,các tổn thương gãy xương vùng vai đi kèm.

. Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp điều trị bảo tồn):

. Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn.

. Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.

. Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.

. Nước tiểu 10 thông số (máy).

. Xét nghiệm tiền phẫu(trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

 

III. ĐIỀU TRỊ:

Bảo tồn: Nắn vào thì dễ, nhưng giữ không di lệch lại thì khó.

Di lệch Ít: băng số̀ 8 băng keo dính nâng khuỷu lên hoặc dùng băng Deseault giữ 3 tuần.

Thuốc: Kháng sinh (uống hoặc tiêm), kháng viêm, giảm đau, vitamin, tiêm ngừa uốn ván(khi có vết thương hoặc xây xát da đi kèm).

Phẫu thuật: thường trật độ 3 trở lên

Di lệch nhiều nên điều trị bằng phẫu thuật:

Xuyên kim kirschner cố định mỏm cùng và xương đòn giữ 4-6 tuần. Tái tạo dây chằng.

Điều trị sau mỗ:

  • Mang đai số 8 cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
  • Thuốc:
    • . Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
    • . Giảm đau.
    • . Kháng viêm.
    • . Cầm máu.

 

VI. PHÒNG BỆNH

- Tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng về luật giao thông và lao động.

- Cần giáo dục học sinh trong các trường phổ thông cơ sở nguyên nhân gây gãy xương để hạn chế các tai nạn xảy ra trong sinh hoạt và trong học đường.

- Cần giáo dục cộng đồng sơ cứu tại chỗ tốt các trường hợp gãy xương để hạn chế các biến chứng trong gãy xương.

 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top