✴️ Tổn thương da: Phân loại và khi nào nên đi khám bác sĩ

Nội dung

Phân loại và nguyên nhân

Mụn

Mụn có thể xuất hiện dưới dạng mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn nhọt hoặc nang. Tuy vô hại nhưng đối với nhiều người, tình trạng này có thể gây ra sẹo trên da hoặc tự ti về ngoại hình của bản thân.

Mụn hình thành khi lỗ chân lông trên da bị tắc bởi các tế bào da chết và bã nhờn. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông bị tắc gây ra các tổn thương trên da.

Các sản phẩm không kê đơn (OTC) có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic có thể mang lại hiệu quả trong vòng từ 4 đến 8 tuần đối với tình trạng mụn mức độ nhẹ.

Nếu mụn ở mức độ nặng hoặc các sản phẩm OTC không có hiệu quả nên đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn.

Bệnh chàm

Chàm là một trong những tình trạng phổ biến thường xuất hiện dưới dạng các mảng da ngứa, đỏ có thể hình thành bất cứ nơi nào trên cơ thể. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên bệnh chàm. Chàm không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy đây là một tình trạng mãn tính không có cách điều trị triệt để nhưng thuốc và các biện pháp thay đổi lối sống có thể kiểm soát các triệu chứng. Hiệp hội bệnh chàm quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo những người mắc bệnh chàm nên:

  • Tránh các tác nhân gây tăng mức độ trầm trọng của bệnh;
  • Tắm và dưỡng ẩm mỗi ngày;
  • Sử dụng các loại thuốc được khuyến cáo theo chỉ định của bác sĩ.

điều trị bệnh chàm

Vết loét lạnh

Virus herpes simplex gây nhiễm trùng trên da. Biểu hiện của vết loét lạnh trông giống như mụn nước hình thành trên hoặc xung quanh môi gây đau hoặc có cảm giác châm chích. Các vết loét lạnh có xu hướng xuất hiện trở lại theo thời gian. Tâm lý căng thẳng và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một trong nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự bùng phát của vết loét. Thông thường, vết loét lạnh thường tự biến mất trong một vài tuần.

Một số trường hợp sử dụng kem OTC có chứa acyclovir để giảm bớt các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục. Tuy nhiên, thuốc kháng virus tại chỗ không phải lúc nào cũng hiệu quả. Vì vậy, tốt nhân nên sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ.

Rộp

Khi da bị tổn thương, huyết thanh thẩm thấu vào khu vực bị tổn thương từ các mô xung quanh tạo thành bong bóng trên da gọi là mụn nước.

Bỏng, cọ xát, nhiễm trùng và dị ứng là những nguyên nhân phổ biến nhất của mụn nước.

Những tổn thương này thường tự biến mất sau một khoảng thời gian, việc các mụn nước bị vỡ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Phát ban

Phản ứng dị ứng có thể gây ra phát ban có hình dạng ban đỏ, mấp mô, gây ngứa. Đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như:

  • Khó thở;
  • Sưng hoặc cảm giác nghẹt ở cổ họng;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Nhịp tim nhanh.

Chốc lở

Nhiễm khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus gây ra bệnh chốc lở.

Đây là một bệnh nhiễm trùng da hình thành các vết loét bao quanh bởi da đỏ. Các tổn thương chứa đầy mủ và trở thành mụn nhọt, sau đó vỡ ra.

Chốc lở là tình trạng có thể lây truyền và lan rộng một cách dễ dàng. Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị chốc lở.

Nốt ruồi

Nốt ruồi là những mảng tròn hoặc thuôn tối màu hơn vùng da xung quanh. Có ba loại nốt ruồi chính là:

Bẩm sinh: Trẻ sinh ra đã xuất hiện loại nốt ruồi này có kích thước bất kỳ và hình thành trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.

Nốt ruồi điển hình: Hầu hết người trưởng thành có 10-40 nốt ruồi dạng này, các nốt ruồi này có xu hướng hình thành phía trên thắt lưng hay những khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Nốt ruồi không điển hình: Khối u ác tính ung thư da có thể hình thành ở các nốt ruồi không điển hình, thường có đường kính lớn hơn 6mm, có hình thù dị biệt và nhiều hơn một màu. Người có nốt ruồi không điển hình nên theo dõi thường xuyên vì chúng có thể biến thành ung thư da. Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào để có những chẩn đoán và điều trị phụ hợp.

nốt ruồi trên da

Dày sừng quang hóa

Tình trạng này có thể phát triển trên da đã bị tổn hại bởi ánh nắng mặt trời. Tổn thương này có màu da, nâu, hồng hoặc đỏ và có nhiều nguy cơ phát triển ung thư da.

Bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị bằng phẫu thuật, sử dụng kem thoa, hoặc liệu pháp ánh sáng.

Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến thường hình thành các mảng da ngứa hoặc có vảy xu hướng xuất hiện nhiều ở khuỷu tay, đầu gối hoặc da đầu.

Các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, đây là một tình trạng tự miễn dịch. Mặc dù không có cách chữa trị triệt để nhưng một số phương pháp có thể giúp giảm các đợt bùng phát và giúp người bệnh bớt đi sự khó chịu khi sống chung với vảy nến.

Hắc lào

Hắc lào là bệnh nhiễm nấm trên da thường bắt đầu là vùng da phát ban hình tròn như chiếc nhẫn, hơi đỏ và ngứa, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Vùng da bị nhiếm nấm có thể có vảy, nếu xuất hiện ở vùng da đầu có thể gây rụng tóc.

Kem OTC, kem dưỡng ẩm và phấn có thể giúp hỗ trợ trong việc điều trị. Tình trạng nhiễm nấm trên da thường cần dùng thuốc chống nấm theo toa của bác sĩ. Việc điều trị có thể kéo dài từ 1 tháng 3 tháng.

Khi nào đi khám bác sĩ

Nếu sử dụng các sản phẩm OTC không làm giảm tình trạng mụn trứng cá, chàm hoặc bệnh vẩy nến nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc.

Người có tình trạng sừng hóa ở da hay bất sự hiện diện mới hoặc thay đổi của nốt ruồi hiện tại nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và sàng lọc ung thư da.

Tổng kết

Nhiều tình trạng bệnh lý và các yếu tố ngoại cảnh như giày hoặc quần áo cọ xát vào da có thể gây ra các tổn thương ở da.

Một số tổn thương như vết loét lạnh, mụn nước… thường tự khỏi sau vài tuần. Các bệnh khác như bệnh chàm, bệnh vẩy nến, là những tình trạng lâu dài cần điều trị liên tục.

Trong nhiều trường hợp nếu không được điều trị, một số tổn thương có thể trở thành ung thư. Nếu bất cứ ai có lo ngại về ung thư da nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top