Các bệnh ngoài da vào mùa đông có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc phần lớn chỉ gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh.
Bệnh Raynauld
Bệnh Raynauld xảy ra khi các động mạch nhỏ, các mao mạch máu bị co thắt, gây biến đổi màu sắc da và thiếu dưỡng vùng mô mà mạch máu đó nuôi dưỡng. Thời tiết lạnh của mùa đông thúc đẩy nguy cơ phát triển bệnh Raynauld. Tình trạng căng thẳng cảm xúc cũng góp phần khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh Raynauld tiến triển qua 3 giai đoạn thay đổi màu sắc da. Đầu tiên da trở nên tái nhợt (màu trắng) do mạch máu bị co lại. Giai đoạn sau chuyển thành màu xanh tím do hiện tượng khử ôxy, thiếu ôxy. Giai đoạn cuối cùng các mạch máu giãn ra và da trở nên đỏ hồng trở lại. Tuy nhiên, các giai đoạn này nhiều khi xuất hiện không điển hình, có thể chỉ thấy giai đoạn 1 và 2.
Bệnh Raynauld nếu kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu cục bộ làm tổn hại vùng mô do mạch máu chi phối. Hiện tượng xơ chai hoặc nặng hơn là hoại tử đầu các ngón có thể xuất hiện nếu tình trạng thiếu máu lâu dài và nghiêm trọng, thường gặp trong Raynaud thứ phát.
Để giảm thiểu triệu chứng, người bệnh nên hạn chế hoạt động ngoài trời lạnh, sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi lao động và sinh hoạt, giữ ấm bàn tay, bàn chân về mùa mưa, mùa lạnh. Người bệnh cũng có thể được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế alpha hoặc các thuốc giãn mạch.
Khi nghi ngờ mắc bệnh Raynauld nên nhanh chóng đi khám vì có thể liên quan tới một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng bì.
Nổi mề day do lạnh hay phát ban lạnh thực chất là phản ứng dị ứng của cơ thể với nhiệt độ lạnh. Mùa đông, nhất là những ngày giá rét, những người bị dầm nước, dầm mưa… có nguy cơ mắc bệnh cao.
Triệu chứng của nổi mề đay xuất hiện sau khi da tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ không khí hoặc nước lạnh. Da có các mảng sẩn đỏ, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc bị sẩn cả mảng rất to. Người bệnh sẽ bị ngứa dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi bệnh nhân gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Bệnh có thể gây phản ứng nghiêm trọng dẫn đến ngất, sốc và tử vong.
Điều trị mề đay do lạnh gồm tránh phơi nhiễm với nhiệt độ, dùng thuốc ngăn ngừa và giảm bớt các triệu chứng như thuốc kháng histamin như loratadine, fexofenadine, cetirizine… Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tránh tiếp xúc với thời tiết lạnh là cách tốt nhất để phòng chống bệnh.
Đây là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính của nang lông uyến bã vùng mặt đi kèm với sự phản ứng của mao mạch với nhiệt độ làm xuất hiện cơn đỏ bừng mặt và về sau là giãn mao mạch.
Thời tiết khắc nghiệt, quá nóng hoặc quá lạnh, gió và ánh sáng mặt trời là một trong các yếu tố nguy cơ kích hoạt sự phát triển của chứng đỏ mặt.
Một số thực phẩm và đồ uống làm trầm trọng thêm tình trạng này là cà phê, rượu, thức ăn cay, rượu vang, pho mát và sữa chua. Nói tóm lại là nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có chứa histamin.
Việc điều trị chứng đỏ mặt khá phức tạp, người bệnh nên tới bệnh viện để khám và chữa kịp thời. Tùy theo từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc và cách chữa trị phù hợp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh