I. ĐỊNH NGHĨA
Là khối u của tuyến nước bọt dưới hàm.
II. NGUYÊN NHÂN
Chưa rõ ràng.
III. CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán xác định
1.1. Lâm sàng
a. Toàn thân
Chỉ có biểu hiện toàn thân rõ rệt khi u bội nhiễm.
b. Tại chỗ
- Cơ năng
+ Thường không đau hoặc đau ít.
+ Khi u to gây khó ăn uống, nuốt, nói….
- Thực thể
+ Khám thấy khối sƣng vùng tuyến dưới hàm ranh giới rõ, mật độ chắc, di động cùng với tuyến, da trên u bình thường nếu không bội nhiễm
+ Trong miệng có thể sờ thấy u ở sàn miệng.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang: có bơm thuốc cản quang ống tuyến thấy hình ảnh bàn tay ôm bong trên phim mặt thẳng.
- CT-Scanner: thấy rõ ranh giới, kích thước, mật độ u nằm trong tuyến.
- Giải phẫu bệnh lý: sinh thiết có giá trị hơn chọc hút.
2.Chẩn đoán phân biệt
- Hạch viêm dƣới hàm: ranh giới phân biệt với tuyến.
- Viêm tuyến mạn tính: tuyến phì đại và xơ hóa.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
Cắt toàn bộ u và tuyến dưới hàm tương ứng.
2. Điều trị cụ thể
Phẫu thuật cắt toàn bộ u và tuyến đường ngoài miệng
- Vô cảm.
- Rạch da vùng dưới hàm.
- Bóc tách bộc lộ u và tuyến.
- Cắt toàn bộ u và tuyến dƣới hàm tương ứng.
- Kiểm soát vùng phẫu thuật.
- Đặt dẫn lưu kín.
- Khâu phục hồi.
- Kháng sinh.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- U tuyến dưới hàm thường lành tính nên phẫu thuật triệt để đem lại kết quả điều trị tốt.
- Ít tái phát và chuyển dạng ác tính.
2 Biến chứng
- U bội nhiễm có thể gây đau sốt ảnh hƣởng chức năng ăn uống nói….
- Các biến chứng của phẫu thuật cắt u và tuyến dưới hàm: tê lưỡi…..
VI. PHÒNG BỆNH
Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh