1 .Đại cương:
Bệnh thường xảy ra khi khẩu phần ăn thiếu Vitamin B1, ít nhất 80- 90 ngày, chất này nằm ở vỏ hạt gạo.Vì vậy, bệnh thường phát triển thành dịch và ở những vùng hay dùng hạt gạo làm lương thực chính.
2. Chẩn đoán:
Gồm 3 nhóm triệu chứng chính: Phù, rối loạn tim mạch, viêm dây thần kinh ngoại vi:
- Phù: giai đoạn đầu phù cứng, sau phù mềm 2 chân lan lên bụng và mặt.
- Hội chứng thần kinh ngoại vi:
+ Liệt đối xứng 2 chi dưới, liệt từ ngọn chi đến gốc chi.
+ Rối loạn cảm giác: tê bì, dị cảm ngoài da.
+ Rối loạn phản xạ: giảm hoặc mất phản xạ tứ chi, chủ yếu 2 chi dưới.
+ Rối loạn vận động.
- Hội chứng tim mạch: hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, nhịp nhanh, huyết áp tối thiểu tăng, nhưng tối đa bình thường, suy tim toàn bộ.
3. Điều trị:
3.1. Thể tê phù:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối.
- Ăn giảm gạo. Ăn: đậu phụ, ngô, khoai, bánh mì, bánh cám, ăn thêm chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa đậu nành, gan).
- Dùng vitamin B1 liều cao:
+ Nhẹ : Người lớn : 50- l00mg/ngày. Tiêm bắp hoặc uống.
Trẻ em: 10-40 mg/ ngày.
+ Nặng : Tiêm bắp l00mg- 300mg /ngày. Có thể phối hợp với các Vitamin nhóm B khác.
3.2. Thể teo cơ:
- Vitamin B1 : tiêm bắp. Ngày đầu l00mg /ngày / 2 lần. Những ngày sau 200mg/ngày/ 4 lần.
- Nivalin : tiêm bắp. Ngày đầu 2,5 mg x l/4 ống/ ngày. Những ngày sau tăng 1/4 ống mỗi ngày, sau 3-5 ngày lại giảm dần cho đến khi trở về liều ban đầu.
- Trợ tim nếu có suy tim.
- Nếu có phù : Dùng Hypothiazit : 25mg x2 viên /ngày /2 lần x3-5 ngày.
- Tập vận động, tập vật lý trị liệu sớm.
- Nếu không tiến triển,chuyểnđơn vị điều trị tích cực.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh