✴️ Giới thiệu Khoa Tâm - Thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

I. Thông tin lãnh đạo khoa Thần kinh

1. Trưởng khoa

Họ và tên: TRẦN TRUNG THÀNH

Năm tốt nghiệp BS: 1997

Năm cấp bằng Chuyên khoa I : 2002, Chuyên ngành nội thần kinh

Năm cấp bằng Chuyên khoa II : 2012, Chuyên ngành nội thần kinh

Chức vụ hiện tại :

  • Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Đột quỵ  Việt Nam
  • Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Đột quỵ  TP. Hồ Chí Minh
  • Hội Bệnh Alzheimer và Rối Loạn Thần Kinh Nhận thức Việt Nam

Số năm làm việc tại bệnh viện: 24 năm

Nghiên cứu khoa học: “Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân sau đột quỵ”, năm 2013

2. Phó trưởng khoa

  1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN SANG

Năm tốt nghiệp BS: 1998

Năm cấp bằng BS CKI, chuyên ngành nội thần kinh: 2005

Năm cấp bằng BS CKII, chuyên ngành nội thần kinh: 2012

Số năm làm việc tại bệnh viện: 23 năm

Nghiên cứu khoa học: “Nồng độ D-Dimer huyết tương trong nhồi máu não cục bộ cấp”

  1. Họ tên: NGUYỄN THÁI MỸ PHƯƠNG

Năm tốt nghiệp BS: 2009

Năm cấp bằng ThS: 2013 Chuyên ngành thần kinh

Số năm làm việc tại bệnh viện: 4 năm

Nghiên cứu khoa học : “Đặc điểm lâm sàng và đáp ứng điều trị ở bệnh nhân migraine mạn tính”.

3. Điều dưỡng trưởng

Họ và tên: PHAN CÔNG DANH

Năm tốt nghiệp:

  • Cử nhân ĐD năm 2004
  • ĐD CKI năm 2016

Bồi dưỡng chuyên môn: KTV Điện não năm 2000

Số năm công tác tại Bv: 38 năm

Thành tích trong công tác chuyên môn: trúng tuyển học bổng 1 năm trong chương trình Carpentier( do GS Alain Carpentier điều hành) đào tạo ĐD chăm sóc Bn hậu phẫu sau phẫu thuật tim tại Paris-Pháp.

II. Thông tin giới thiệu về khoa:

Khoa Thần kinh được thành lập từ năm 1998. Là một trong những khoa chuyên khoa sâu được lãnh đạo bệnh viên đầu tư và phát triển sớm nhằm mục đích khám, chữa bệnh, chăm sóc cho tất cả mọi bệnh nhân thuộc chuyên ngành thần kinh.

Nhân lực ngoài các bác sĩ cơ hữu của khoa còn có các cán bộ giảng dạy của Đại học Y dược TPHCM, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cùng đội ngũ điều dưỡng giàu kỹ năng và tận tụy trong công việc.

Hiện nay, Khoa là cơ sở thực hành của sinh viên và học viên sau đại học của Đại học Y dược TPHCM và các trường đại học Y khác.

Hoat động chuyên môn của Khoa Thần kinh được tổ chức thành các đơn vị chuyên sâu, bao gồm:

  1. Đơn vị đột quỵ
  2. Đơn vị động kinh
  3. Đơn vị bệnh Parkinson và rối loạn vận động
  4. Đơn vị bệnh thần kinh cơ
  5. Đơn vị trí nhớ và sa sút trí tuệ
  6. Đơn vị bệnh tâm thần và các rối loạn tâm lý

CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

  • Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh: tiếp nhận tất cả các trường hợp bệnh nhân có bệnh về về thần kinh và tâm thần thuộc tuyến của bệnh viện hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến; thực hiện khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
  • Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về lĩnh vực nội thần kinh cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ thực hành.
  • Là đơn vị thực hành lâm sàng về nội thần kinh của Bộ môn Thần kinh của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ môn thần kinh ĐHYT Phạm Ngọc Thạch với các đối tượng BSCKI, BSCKII, Cao học, Bác sĩ Nội trú, sinh viên Y đa khoa
  • Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Thần kinh tại cơ sở, trong nước và quốc tế.
  • Tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân dưới hình thức câu lạc bộ bệnh nhân.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN

  • Tập thể khoa không ngừng học tập trao dồi kiến thức, cập nhật thông tin mới về thần kinh để nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh nhân
  • Đẩy mạnh mô hình hợp tác Viện - Trường để phát triển chuyên khoa Thần kinh sâu hơn
  • Tiếp tục phát triển các đơn vị chuyên sâu nhằm điều trị hiệu quả các bệnh lý Thần kinh phức tạp.

III.Các bệnh lý thần kinh được điều trị tại khoa:

1.Bệnh đột quỵ

  • Điều trị đột quỵ cấp: Tiêu sợi huyết tĩnh mạch, Lấy huyết khối bằng dụng cụ, tất cả bệnh nhân được điều trị tại đơn vị đột quỵ
  • Khám, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về bệnh đột quỵ.     

2.Bệnh động kinh

  • Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh mới phát hiện.
  • Điều trị động kinh kháng trị.
  • Chọn lựa bệnh nhân phẫu thuật động kinh kháng trị.

3.Đơn vị bệnh Parkinson và rối loạn vận động

  • Chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson phát hiện.
  • Điều trị bệnh nhân bệnh Parkinson tiến triển.
  • Chọn lựa bệnh nhân phẫu thuật đặc điện cực kích thích não sâu, DBS.

4.Đơn vị bệnh thần kinh cơ

  • Bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Bệnh nhược cơ.
  • Bệnh nơ ron vận động.

5.Đơn vị trí nhớ và sa sút trí tuệ

  • Tư vấn về rối loạn trí nhớ.
  • Điều trị sa sút trí tuệ.

6.Đơn vị bệnh tâm thần và các rối loạn tâm lý

  • Tâm thần phân liệt
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn dang cơ thể
  • Rối loạn lo âu
  • Tư vấn tâm lý thần kinh

7.Các bệnh lý thần kinh khác:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Chóng mặt kéo dài
  • Đau đầu kéo dài, kháng trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top