✴️ Breakthrough infection là gì?

Nội dung

Vi sinh vật tấn công vào con người gây bệnh ít nhiều, nặng nhẹ tuỳ thuộc vào sức đề kháng hay còn gọi là sức miễn dịch dễ hiểu hơn là hàng rào miễn dịch.

Tất cả các khu vực vi sinh vật có thể tấn công đều có hàng rào miễn dịch có sẵn bảo vệ cơ thể chúng ta, nhưng sự thật người đã có miễn dịch nhưng vẫn có thể mắc bệnh, hiện tượng đó gọi là nhiễm xuyên miễn dịch (Breakthrough infection)

Nhiễm xuyên miễn dịch được xác định khi nào

- Đã có kháng thể nhưng vẫn mắc bệnh.

- Kháng thể có được từ vaccin hay từng mắc bệnh

Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm, bệnh nghiêm trọng và tử vong. Hầu hết những người mắc COVID-19 đều chưa được chích ngừa. Tuy nhiên, do vắc-xin không có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm 100%, một số người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc COVID-19. Tình trạng lây nhiễm ở người đã được chích ngừa đầy đủ được gọi là "lây nhiễm sau tiêm vắc-xin".

 

Breakthrough infection còn được gọi thế nào?

Nhiều nguồn thông tin còn gọi Breakthrough infection là lây nhiễm đột phá

 

Breakthrough infection có ý nghĩa gì trong phòng chống dịch?

Người đã tiêm vắc xin vẫn mắc Covid-19 có thể do các lý do:

- Việc chủng ngừa chỉ tạo ra phản ứng miễn dịch yếu (đặc biệt với người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, ung thư, tuổi cao...)

- Khả năng miễn dịch do vắc xin cung cấp giảm theo thời gian

- Virus tiến hóa để đột phá

Theo một nghiên cứu ở Ấn Độ, 87% ca nhiễm Covid-19 đột phá ở Ấn Độ do các biến thể gây ra. Chỉ có 9,8% số ca bệnh phải nhập viện, tỷ lệ tử vong là 0,4%.

Trong khi đó, tờ New York Times đánh giá tỷ lệ nhiễm Covid-19 sau tiêm vắc xin ở Mỹ khoảng 1/5.000 người, thậm chí thấp hơn trong cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng cao và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Các triệu chứng của nhiễm Covid-19 đột phá

Khảo sát gần 600 người đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc Covid-19 ở Ấn Độ, 71% bệnh nhân có triệu chứng, số còn lại không có biểu hiện bệnh.

Các triệu chứng phổ biến là sốt (69%), kế tiếp là đau mỏi người, đau đầu, nôn mửa (56%), ho (45%), đau họng (37%), mất vị giác, khứu giác (22%), đi ngoài (6%), khó thở (6%), sưng tấy (1%).

 

 

Nhiễm xuyên miễn dịch có lợi hay có hại?

- Đối với virut: Có lợi cho sự tồn tại của chúng và tiến đến ngày càng "thuần" với vật chủ hơn

- Có lợi cho người đã từng mắc bệnh: vì đó là 1 lần kích ứng miễn dịch, gần như tất cả mọi người đúng nghĩa nhiễm xuyên miễn dịch đều nhẹ, không biết và tăng thêm 1 lần miễn dịch.

- Không có lợi cho người chích ngừa chưa đủ, chưa có miễn dịch.

- Có lợi với người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh (nhân viên y tê làm việc môi trường bệnh nhiễm) vì có thể tăng cường miễn dịch nhắc lại

 

Một số khái niệm khác liên quan dịch Covid-19

Tái nhiễm có nghĩa là một người đã từng bị nhiễm (bị bệnh), khỏi bệnh và sau đó bị nhiễm lại. Dựa trên kiến thức về các loại virus tương tự, chúng ta có thể dự đoán được một số trường hợp tái nhiễm. Tương tự với COVID-19: bệnh nhân đã khẳng định khỏi bệnh vẫn có thể nhiễm bệnh sau 01 thời gian hoặc với 01 chủng biến thể khác khác

Tái dương tính với Covid-19: báo cáo các nước cho thấy ở những bệnh nhân tái dương tính, khi làm nuôi cấy không thấy gì. Ngoài ra, theo dõi những người trong gia đình - tiếp xúc gần không ai bị lây nhiễm. Vì thế, với người tái dương tính có giả thiết đây chỉ là xác virus. Thực tiễn thường thấy tái dương tính là trạng thái một bệnh nhân đang trong quá trình tiến triển của bệnh, đã có những giai đoạn xét nghiệm âm tính, sau đó lại xuất hiện những lần xét nghiệm dương tính sau đó. Tại Việt Nam, có một số trường hợp bệnh nhân COVID-19 tái dương tính sau khi được ra viện, những ca này hầu như không lây nhiễm virus cho người khác.

Trong những trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm RT-PCR dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đã âm tính nhiều lần, thầy thuốc phải chỉ định làm nhiều lần xét nghiệm, phối hợp các xét nghiệm khác như: xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể, nuôi cấy virus… tổng hợp cùng các yếu tố lâm sàng và dịch tễ khác để khẳng định bệnh nhân chưa khỏi hoặc xác nhận bệnh nhân đã khỏi bệnh, tái dương tính hay tái nhiễm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top