CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Các yếu tố |
Sai sót có thể xảy ra |
Thông tin về người bênh (VD: tên, tuổi, giới tính, chẩn đoán, có thai không, dị ứng, cân nặng, chiều cao, các xét nghiệm đã làm, kết quả điều trị các lần trước, các thông số chức năng sống như mạch, nhiệt độ, huyết áp,,,khả năng chi trả, người bệnh có BHYT hay không có…) Thông tin cần thiết về BN cần có sẵn và dễ dàng tra cứu khi kê đơn, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc |
Thất bại trong hiệu chỉnh liều cho người bệnh suy gan, suy thận Không biết tiền sử dị ứng của người bệnh Chỉ định các thuốc cấm chỉ định cho phụ nữ có thai Thất bại trong điều trị thuốc nhóm opioids cho người bệnh suy hô hấp Nhầm người bệnh Người bệnh không có khả năng chi trả chi phí trong điều trị Cân nặng của người bệnh không phù hợp với liều |
Thông tin thuốc Liều tối đa, dạng thuốc, đường dùng, chú ý khi sử dụng, cảnh báo đặc biệt, tương tác thuốc… Các thông tin thuốc đặc biệt cần thiết trong kê đơn, cấp phát, quản lý sử dụng thuốc |
Không thu thập đầy đủ thông tin về các thuốc đang sử dụng thuốc của người bệnh Không có đầy đủ thông tin thuốc dẫn đến kê sai liều hoặc sai đường dùng thuốc. Cán bộ y tế không giám sát chặt chẽ các thuốc mới hoặc các thuốc cần lưu ý đặc biệt Không biết hoặc bỏ qua các tương tác có hại của thuốc |
Trao đổi thông tin Trao đổi thông tin cởi mở giữa bác sỹ, dược sỹ và điều dưỡng/nữ hộ sinh Cách thức trao đổi thông tin thuốc và sử dụng thuốc là tiêu chuẩn hoá và tự động hoá giảm thiểu các sai sót trong sử dụng thuốc |
Hỏi không rõ ràng hoặc yêu cầu thuốc không rõ ràng Đơn thuốc viết không rõ ràng Thông tin về thuốc được yêu cầu không không đầy đủ: thiếu liều dùng, hàm lượng, đường dùng hoặc tổng liều thuốc kê đơn cho người bệnh ngoại trú. Chữ viết tắt không rõ ràng (µg và mg) Nghe không rõ tên thuốc hoặc tên người bệnh |
Tên thuốc, nhãn thuốc và dạng đóng gói
Nhãn thuốc rõ ràng giúp xác định tên thuốc, hàm lượng trên tất cả các dạng bao gói. Nhãn thuốc rõ ràng, dễ đọc nhằm giảm thiểu nhẫm lẫn với các thuốc nhìn giống nhau và đóng gói giống nhau. |
Các thuốc nhìn giống nhau, tên gói giống nhau, đóng gói gióng nhau dễ bị nhầm lẫn. Các nhãn thuốc khó hiểu hoặc không rõ ràng Thuốc hoặc bơm thuốc không có nhãn Dịch truyền không có nhãn hoặc dung dịch pha truyền không ghi rõ thành phần Thông tin quan trọng trên nhãn thuốc bị che khuất Cấp phát sô lượng lớn nhưng không ghi rõ tên BN Thuốc không co nhãn |
Tiêu chuẩn hoá bảo quản, tồn trữ thuốc Bảo quản thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, nồng độ thuốc Dung dịch truyền tĩnh mạch, nồng độ thuốc và thời gian truyền cần được chuẩn hoá Thuốc được cấp phát đến người bệnh an toàn và kịp thời |
Nhiều dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch pha sai nồng độ Điều dưỡng chuẩn bị dung dịch tiêm truyền Sử dụng dung dịch pha thuốc không đúng Lựa chọn thuốc không đúng do lỗi bảo quản tại kho thuốc và hộp thuốc của BN Các hoá chất độc, bốc hơi để cùng nhau bị ảnh hưởng Sai thời điểm dùng thuốc Sử dụng thuốc không kịp thời do yêu cầu thuốc chậm |
Thiết bị hỗ trợ dùng thuốc VD: dây truyền, bơm tiêm, thiết bị cấy thuốc vào cơ thể, bơm tiêm pha thuốc, dụng cụ theo dõi đường huyết Các thiết bị hỗ trợ dung thuốc đạt chuẩn thông qua quá trình mua sắm, bảo quản và sử dụng sẽ giảm thiểu được các nguy cơ do người sử dụng |
Bơm tiêm điện bị lỗi Không kiểm soát được tốc độ truyền dịch do lỗi của dây truyền dẫn đến sai liều thuốc Các thiết bị truyền dịch không tương thích với nhau dẫn đến sai sót trong dùng thuốc (kim truyền và dây truyền) Cung cấp thiết bị hỗ trợ dùng thuốc không đầy đủ (thiếu bơm tiêm điện)
|
Các yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng đến nhân viên y tế. Ví dụ: đồng nghiệp, sức khoẻ, cách tổ chức đơn vị, ánh sáng, tiếng ồn, quá tải trong công việc, lịch làm việc… Việc sử dụng thuốc bao gồm kê đơn, cấp phát thuốc, thực hiện thuốc và giám sát sử dụng thuốc cần được tiến hành trong một môi trường làm việc thích hợp có đủ ánh sáng, |
Thuốc sắp xếp lộn xộn do thiếu không gian hoặc do môi trường làm việc không gọn gàng, hoặc do quá nhiều thuốc và không thể sắp xếp được. Hiểu sai đơn đặt hàng do quá ồn và mất tập trung Sai sót trong chuẩn bị thuốc do thiếu ánh sáng và thiếu tủ đựng thuốc Nhân sự không đủ dẫn đến quá tải trong công việc và các thủ tục hành chính Cán bộ y tế mệt mỏi gây sai sót và kém hiệu quả trong công việc. Nghỉ ngơi không đủ dẫn đến quá tải về tinh thần và tăng khả năng gây sai sót Thiếu kế hoạch dự phòng về nhân sự cho nghỉ ốm và nghỉ lễ Không chuẩn bị nhân lực cho các dịch vụ kỹ thuật mới |
Năng lực và đào tạo của cán bộ y tế (Ví dụ: chuyên khoa tạo, bằng cấp, năng lực chuyên môn, kỹ năng, các hoạt động chuyên môn đã tham gia, các bằng cấp khác…) Cán bộ y tế được đào tạo đầy đủ, đúng chuyên ngành và được đánh giá năng lực chuyên môn và kỹ năng hàng năm có liên quan đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Cán bộ y tế cần được đào tạo liên tục về phòng ngữa các sai sót có liên quan đến sử dụng thuốc và an toàn trong sử dụng thuốc để tránh các nguy cơ tiềm ẩn nếu xảy ra các biến cố bất lợi.
|
Thiếu hiểu biết về các quy tắc trong thực hành và môi trường làm việc dẫn đến chậm trễ và sai sót gây ra hiểu lầm giữa điều dưỡng và dược sỹ. Thiếu hiểu biết về đánh giá và theo dõi người bệnh dẫn đến sai sót hoặc sử dụng thuốc không đúng. Nhân viên mới, thiếu kinh nghiệm có thể gây các sai sót do quá tải về nhiệm vị và chưa thành thạo các quy trình làm việc Sai sót trong sử dụng thuốc liên quan đến phân công công việc không phù hợp với chuyên ngành, định hướng hoặc phân công cho người mới, chưa quen với công việc Thiếu thông tin về thuốc mới (liều dùng, cách pha thuốc, chỉ định, tác dụng phụ, tương tác thuốc…) gây sai sót. Sai sót do không báo cáo hậu quả các sai sót đã xảy ra để phòng tránh |
Đào tạo người bệnh (Ví dụ: bảng thông tin thuốc, cách sử dụng các thuốc, hướng dẫn dùng thuốc khi ra viện, cách tránh các sai sót khi dùng thuốc, …) Người bệnh là một đối tác tích cực quan trọng trong việc tự chăm sóc thông qua tư vấn về thuốc và cách phòng tránh các sai sót trong sử dụng thuốc |
Người bệnh không thoải mái khi hỏi nhân viên y tế về các thuốc họ đang dùng và cách dùng thuốc. Người bệnh có thể không hiểu thông tin các thuốc họ đang dùng do không hiểu các thuật ngữ về thuốc hay do rào cản về ngôn ngữ Thông tin thuốc từ các tờ hướng dẫn sử dụng không đầy đủ hoặc người bệnh không đọc kỹ dẫn đến không hiểu cách dung thuốc Người bệnh có thể không nhớ cách sử dụng các thuốc đang dùng, dẫn đến gây ra sai sót. Vấn đề tăng lên khi bác sỹ kê quá nhiều thuốc trong cùng 1 đơn. Người bệnh thiếu thông tin về nguyên nhân gây ra sai sót và cách phòng tránh. |
Quy trình quản lý chất lượng và rủi ro (Ví dụ: văn hoá, lãnh đạo, báo cáo sai sót, các chiến lược an toàn, …) Hội đồng quản trị, các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý phải xây dựng và hỗ trợ hệ thống không trừng phạt nhằm giảm các sai sót Cán bộ y tế được khuyến khích phát hiện và báo cáo sai sót. Một nhóm gồm các thành viên thuộc nhiều lĩnh vực thường xuyên phân tích các sai sót đã xảy ra nhằm cơ cấu lại tổ chức để hỗ trợ tốt nhất cho sự an toàn |
Thiếu lãnh đạo và chi phí hỗ trợ cho việc an toàn trong sử dụng thuốc Tâm lý xấu hổ, đổ lỗi, sợ trách nhiệm,… là rào cản cho các báo cáo sai sót trong hệ thống. Văn hoá giữ bí mật và đổ lỗi ngăn cản việc thông báo các sai sót cho người bệnh và người nhà người bệnh Tỷ lệ các sai sót thông qua các báo cáo không chính xác. Giải pháp phòng tránh sai sót thiếu tính đồng bộ của tập thể nên thiếu hiệu quả. Thiếu kiến thức chuyên môn một cách hệ thổng dẫn đến không giải quyết sai sót một cách triệt để. |
Đơn thuốc là căn cứ hợp pháp để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc theo đơn và sử dụng thuốc. Rất nhiều sai sót liên quan đến kê đơn không được phát hiện và báo cáo. Tuy nhiên, các bằng chứng nghiên cứu đến nay cho thấy, sai sót thuốc trong kê đơn là vấn đề thực tế rất quan trọng. Trong một phân tích về ảnh hưởng của các sai sót y tế với đối tượng trẻ em đã xác định các sai sót chiếm 24,5% các can thiệp y tế được ghi nhận, sai sót phổ biến nhất thuộc về các sai sót trong kê đơn chiếm 68,3%. Các sai sót trong kê đơn nếu không được phát hiện có thể gây ra các sai sót trong thực hành. Tuy nhiên, dược sĩ và y tá có thể tham gia phát hiện tới 70% các sai sót thuốc trong đơn thuốc.
Đối với đơn thuốc ngoại trú, các thông tin trong đơn cần ghi rõ: Họ tên đầy đủ và địa chỉ liên lạc của người bệnh, các thông tin khác về người bệnh: tuổi, giới tính, cân nặng, dị ứng thuốc…,tên thuốc (nên là tên generic), nếu là tên biệt dược, nên ghi thêm tên hoạt chất, hàm lượng/ nồng độ của thuốc, dạng bào chế thuốc, số lượng thuốc (ghi rõ số lượng sử dụng theo đơn vị, không nên ghi theo đơn vị đóng gói), hướng dẫn dùng thuốc, bao gồm cách dùng, đường dùng, liều dùng,( ghi rõ: “Dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ”). Đối với người bệnh nội trú, bác sỹ cần khai thác đầy đủ thông tin bao gồm: chức năng gan, thận, tuổi, cân nặng để tính liều dùng thuốc hoặc các chống chỉ định cho người bệnh.
Một số sai sót thường gặp trong kê đơn thuốc
Sai sót trong giai đoạn cấp phát thuốc có thể xảy ra trong bất cứ giai đoạn nào kể từ lúc tiếp nhận đơn thuốc cho tới khi thuốc được đưa đến người bệnh. Điều này thường xảy ra do các thuốc có tên hoặc hình thức tương tự nhau.
Một số sai sót thường gặp trong cấp phát thuốc
Sai sót trong thực hành sử dụng thuốc xảy ra trong quá trình dùng thuốc của người bệnh, có thể do nhân viên y tế hoặc do người bệnh không tuân thủ.
Một số sai sót trong thực hành sử dụng thuốc
Một số vấn đề hay gặp liên quan đến sai sót trong sử dụng thuốc có thể giải quyết bao gồm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh