Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng do sâu răng hoặc bị ảnh hưởng từ các bệnh về nướu khác. Hầu hết những bệnh có liên quan đến răng sẽ có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng áp xe răng. Khi răng bị bệnh thì phần nướu cũng sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn có hại sẽ thâm nhập vào các mạch máu, mô và các dây thần kinh dẫn tới tình trạng viêm tủy, chết tủy. Các vết mủ được tích tụ từ các phần rễ của xương hàm sẽ tạo ra các túi mủ khiến người bệnh bị sưng tấy đỏ, tình trạng đó được gọi là áp xe răng.
Bệnh áp xe răng không phải là bệnh lý của một nhóm đối tượng nào đó mà bất kì ai cũng có thể mắc phải. Áp xe răng không chỉ xuất hiện ở phần chân răng mà có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể nếu bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị áp xe răng là do tác động của những chiếc răng không khỏe mạnh.
Một số dấu hiệu tiêu biểu mà bạn có thể nhận biết được mình có đang bị áp xe răng hay không như:
Áp xe răng không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm và không thể chữa trị, nhưng nó sẽ gây ra các tổn thương về răng, xương hàm và các mô xung quanh. Chính bởi tác động tích tụ mủ trong nướu của bệnh áp xe răng, khả năng các bộ phận xung quanh có liên quan sẽ dễ bị viêm nhiễm theo.
Thông thường khi nhắc tới áp xe răng thì ta sẽ nghĩ tới hiện tượng phần nướu bị sưng tấy đỏ. Tuy vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định thì áp xe răng có thể được chia thành nhiều dạng và chủ yếu là áp xe chân răng và áp xe nướu. Có không ít các trường hợp người bệnh bị áp xe răng rất nặng rồi nhưng không hề phát hiện ra bởi phần nhiễm trùng lại ở phần giữa những chiếc răng hay thậm chí nằm ở trực tiếp bên dưới răng khiến việc nhiễm trùng lan rộng từ bên trong dần dần mới xuất hiện ra bên ngoài.
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng áp xe răng:
Việc điều trị áp xe răng là không khó nhưng việc xác định rõ bệnh thì lại không hề đơn giản. Chính vì vậy, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào có nguy cơ mắc bệnh áp xe răng thì hãy nên tìm tới các cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu phương pháp điều trị sớm và tốt nhất.
Có rất nhiều phương pháp để các bác sĩ xác định được tình trạng bệnh tình răng miệng. Thông thường khi răng bạn có triệu chứng bị thương tổn thì các bác sĩ sẽ khám, đưa ra các cách thức chăm sóc răng miệng, kê một số đơn thuốc giảm đau hay thực hiện một số thủ thuật nhỏ trên răng.Tuy nhiên, trong trường hợp các bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ bị áp xe răng thì sẽ được chẩn đoán một cách chính xác nhất thông qua việc chụp x quang.
Sau khi các bác sĩ xác định được tình trạng bệnh của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ điều trị áp xe răng thông qua hai bước chính là:
Trong quá trình điều trị bệnh áp xe răng thì các loại thuốc giảm đau luôn là một vị thuốc không thể thiếu. Tuy vậy, bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau mà chưa được các bác sĩ chỉ định, đặc biệt không được dùng aspirin để giảm đau vì nó sẽ gây loãng máu, ảnh hưởng tới các phương pháp điều trị trên răng sau đó.
Xem thêm: Nhiễm trùng răng và kháng sinh điều trị
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh