✴️ Rối loạn tiền đình: ai dễ mắc?

Rối loạn tiền đình: ai dễ mắc?

Rối loạn tiền đình đang ngày càng gia tăng ở nhiều lứa tuổi và nhiều ngành nghề khác nhau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức.

Rối loạn tiền đình thường gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh

  • Người chịu áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính như nhân viên văn phòng, người lao động trí óc, học sinh, sinh viên..
  • Người bị thiếu máu: thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, thiếu máu sau chấn thương,…
  • Người có nồng độ cholesterol trong máu cao như bệnh nhân máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
  • Người bị mắc các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt, tâm thần…
  • Người bị huyết áp thấp, huyết áp cao.
  • Người sử dụng nhiều bia, rượu; nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất.
  • Người bị tổn thương hệ xương: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Người già, các cơ quan bị suy yếu, lão hóa.
  • Người quan hệ tình dục không đều đặn.

 

Phòng bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Do đó để phòng ngừa bệnh, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.

Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy.

Thể dục thường xuyên ngừa rồi loạn tiền đình

Người bệnh cũng không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh, tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.

Giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt…..

Khi có triệu chứng chóng mặt, nhức đầu đột ngột, sốt từ 38 độ C trở lên, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực, giảm thính giác… thì nên đi khám ngay.

Bệnh nhân cần thiết phải đi khám, vì ngoài rối loạn tiền đình, các triệu chứng và dấu hiệu này có thể báo hiệu những bệnh lý nặng như tai biến mạch máu não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top