Áp xe răng là một tình trạng nhiễm khuẩn gây đau đớn tại răng và có thể lan rộng nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, áp xe răng có thể điều trị được và thậm chí có thể dự phòng được nếu trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng tốt.
Dưới đây là những gì bạn cần biết về nguyên nhân gây áp xe răng và những điều bạn nên làm nếu trẻ mắc phải tình trạng này.
Áp xe là tình trạng sưng phồng, giống như những nốt phồng rộp hình thành khi mủ được tích tụ lại, dẫn đến nhiễm vi khuẩn ở một vị trí nào đó trên cơ thể. Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng ở chân răng hoặc nhiễm trùng giữa răng và lợi. Chỗ sưng có thể sẽ rất đau đớn và khiến trẻ nhỏ không chịu được.
Một ổ áp xe có thể sẽ lan tới các phần khác trong miệng, ví dụ như lợi hoặc hàm, thậm chí là rất nhiều phần khác trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Rất hiếm khi một ổ áp xe răng không điều trị có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhận ra và điều trị tình trạng áp xe răng và lợi ở trẻ nhỏ trong giai đoạn sớm có thể dự phòng được tình trạng nhiễm trùng lan sang lợi và những răng bên cạnh.
Biết được nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ sẽ giúp bạn dự phòng tình trạng này dễ dàng hơn. Nhiễm vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân chính dẫn đến một ổ áp xe – tình trạng mà răng có một hoặc nhiều túi mủ ở xung quanh. Nguyên nhân phổ biến của tình trạng áp xe răng ở trẻ nhỏ bao gồm:
Mặc dù bất kỳ loại răng nào cũng có thể bị áp xe nhưng răng hàm thứ 3 thường là loại răng dễ bị áp xe nhất vì đây là răng khó làm sạch nhất và dễ bị sâu răng nhất nếu không chú ý.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất của tình trạng áp xe là sưng đỏ ở bên trong miệng, gần một hoặc 2 chiếc răng. Nếu trẻ bị áp xe răng, trẻ sẽ có thêm các dấu hiệu sau:
Khu vực quanh ổ áp xe sẽ trở nên rất nhạy cảm, khiến trẻ sẽ rất đau khi khu vực này tiếp xúc với những thứ khác (ví dụ như thức ăn). Trong một vài trường hợp hiếm gặp, ổ áp xe có thể không gây đau đớn vì đã mất đi phản xạ với cơn đau.
Áp xe răng có thể rất nghiêm trọng và nên được điều trị ngay lập tức sau khi được chẩn đoán. Nếu bạn thấy trẻ có các dấu hiệu ở trên, hãy đưa trẻ đến gặp nha sỹ ngay lập tức.
Nha sỹ thường sẽ dùng các cách sau để phát hiện ra tình trạng áp xe răng ở trẻ:
Điều trị áp xe răng ở trẻ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí bị áp xe.
Trong trường hợp áp xe đươc phát hiện trong giai đoạn sớm, nha sỹ có thể sẽ hút mủ ra bằng việc cắt ổ áp xe và làm sạch bằng dung dịch muối sinh lý hoặc nước muối.
Nếu răng đã hoàn toàn bị tổn thương, nha sỹ có thể sẽ nhổ răng ra để ngăn tình trạng nhiễm trùng không lan rộng
Trong một số trường hợp, nha sỹ có thể sẽ tiến hành rút tủy răng để điều trị răng bị nhiễm trùng và giúp răng không bị tổn thương thêm.
Trong suốt quá trình này, nha sỹ sẽ tạo ra một môi trường chân không tại răng và sẽ rút mủ ra trước khi bịt lại. Ngoài ra, nha sỹ cũng có thể sẽ kê đơn kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng này lan tới các phần khác hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Mặc dù không có cách điều trị áp xe răng tại nhà, nhưng bạn có thể làm được một số việc để giúp trẻ làm giảm đau do ổ áp xe gây ra. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau bạn có thể áp dụng tại nhà:
Có một vài điều bạn phải nhớ để giúp trẻ hồi phục sau khi bị áp xe răng sớm hơn:
Dưới đây là một số điều mà mọi cha mẹ nên nhớ để giúp làm giảm nguy cơ áp xe răng ở trẻ nhỏ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh