Người ta vẫn tung hô rằng” lưỡi là khối cơ khỏe nhất cơ thể” và thực sự lưỡi là một cơ quan quan trọng. Trên lưỡi có những thụ thể nhận biết mùi vị thức ăn khi chúng ta ăn vào, giúp chúng ta nuốt thức ăn và tham gia vào quá trình phát âm. Bình thường lưỡi có màu đỏ hồng, bề mặt trên được bao phủ bỏi những nhú lưỡi.
Bệnh ở lưỡi không phải là hiếm gặp, thường gây ra những khó chịu cho người mắc. Khi mắc bệnh mầu của lưỡi thay đổi, kèm theo các triệu chứng sưng viêm. May mắn là các bệnh ở lưỡi không quá nghiêm trọng và đa số có thể điều trị khỏi dứt điểm nhanh chóng.
Trong nhiều trường hợp, lưỡi đổi màu và sưng đau là dấu hiệu chỉ điểm cho những bệnh lý nghiêm trọng hơn như thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin, AIDS hoặc ung thư miệng. Vì lý do này việc đi khám và phát hiện sớm những bệnh lý trên là cực kỳ quan trọng.
Khi thấy bề mặt lưỡi của mình phủ một lớp màu trắng hoặc xuất hiện những đốm trắng thì rất có thể bạn đang mắc một trong những bệnh sau:
Bạch sản: tình trạng này xảy ra khi các tế bào trong miệng bạn phát triển một cách quá mức dẫn đến hình thành những mảng trắng ở miệng và cả ở lưỡi. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng có một vài trường hợp đó là dấu hiệu của tiền ung thư. Vì thế điều quan trọng là bạn nên đi khám sớm đề các bác sỹ xem nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên lưỡi bạn là gì? Và liệu chứng có phải là tiền ung thư hay không? Bạch sản lưỡi cũng thường xuất hiện ở những người kích ứng do hút nhiều thuốc lá.
Nấm miệng: nguyên nhân nấm miệng hay gặp nhất đó là candida- một loại nấm men gây bệnh cả ở đường sinh dục của phụ nữ. Nhiễm nấm candida cũng gây ra tình trạng xuất hiện những đốm trắng trên bề mặt của lưỡi và trong niêm mạc miệng. Nấm miệng cũng hay gặp ở trẻ sơ sinh và những người già đặc biệt là những người đeo hàm răng giả và những người suy giảm hệ miễn dịch. Những người bị bệnh tiểu đường hoặc những người thường xuyên điều trị steriod dạng xịt để điều trị hen hoặc bệnh phổi cũng có nguy cơ cao nhiễm nấm miệng. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra sau một đợt điều trị kháng sinh do các thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn ở miệng bao gồm cả vi khuẩn tốt và xấu, tạo điều kiện cho một số vi sinh vật gây bệnh có cơ hội phát triển. Ăn sữa chua hoặc các thực phẩm lên men sẽ giúp bạn khôi phục lại hệ vinh vật có lợi cho có thể bạn, kèm thêm với việc dùng các thuốc chống nhiễm trùng thì có thể khỏi dứt diểm tình trạng này.
Bệnh Liken phẳng: tổn thương là các sẩn hình đa giác màu trắng nổi lên ở lưỡi bạn thành một mạng lưới. Người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên nếu bạn muốn phòng tránh được bệnh này thì điều cơ bản vẫn là vệ sinh răng miệng tốt, tránh hút thuocs lá, giảm tiêu thụ các sản phẩm dễ gây kích ứng với niêm mạc miệng.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc lưỡi từ màu hồng chuyển sang màu đỏ. Một vài trường hợp, trông lưỡi rất giống với màu quả dâu tây. Trường những trường hợp này rất có thể bạn mắc:
Thiếu hụt vitamin: thiếu a xít folic và vitamin B12 có thể khiến lưỡi bạn đỏ hơn bình thường
Lưỡi bản đồ: Do các tổn thương gần như vô hại xuất hiện trên lưỡi giống như hình một bản đồ địa lý nên người ta thường gọi là bệnh lưỡi bản đồ. Các tổn thương có thể lành lại ở một vùng của lưỡi rồi lại lan sang phần khác nên đôi khi người ta còn gọi là viêm lưỡi di trú lành tính. Mặc dù tổn thương này gần như vô hại nhưng nếu như bạn tháy tổn thương này có màu đỏ và kéo dài trên hai tuần thì nên đi khám ngay. Nếu kết quả là bệnh lưỡi bản đồ thì không nhất thiết phải diều trị những nếu bạn thấy khó chịu quá thì các bác sỹ sẽ cho bạn một số thuốc bôi để giảm khó chịu.
Bệnh sốt Scarlet: những người bị nhiễm trùng gây ra sốt cao và lưỡi đỏ giống quả dâu tây thì khả năng cao là bị sốt Scarlet. Trong trường hợp này các bác sỹ sẽ cho bạn kháng sinh để điều trị.
Hội chứng Kawasaki: bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi gây ảnh hưởng đến mạch máu trong cơ thể và cũng gây ra lưỡi đỏ giống quả dâu tây. Trong quá trình bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, trẻ xuất hiện sốt rất cao, nổi ban đỏ khắp người và sưng phù tay chân.
Mặc dù tình trạng này rất mất thẩm mỹ nhưng lại hoàn toàn không quá nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến lưỡi có nhú màu đen là do một số người nhú lưỡi rất phát triển, mọc quá dài tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cho bạn tưởng là lông mọc trên luwoix. Tình trạng này rất hay gặp ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, những người dùng nhiều kháng sinh hoặc đang hóa trị liệu và cả những người mắc tiểu đường.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn sưng đau lưỡi như:
Chấn thương: bạn vô tình cắn vào lưỡi hoặc va chạm lưỡi vào một vật gì đó hoặc bạn thường xuyên cắn chặt hai hàm răng lại với nhau đều gây ra tổn thương cho lưỡi. Nhưng đừng quá lo lắng vì những tổn thương này có thể tự lành lại.
Hút thuốc: hút thuốc gây kích ứng cũng khiến lưỡi dề bị sưng đau
Viêm loét: một số người xuất hiện các vết loét ở miệng rồi lan đến lưỡi khi bạn quá căng thẳng hoặc suy giảm miễn dịch.
Hội chứng bỏng rát lưỡi: xuất hiện ở những phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh tiến triển khiến lưỡi như có cảm giác bị đốt cháy.
Phình nhú lưỡi: nếu một nhú lưỡi của bạn bị viêm hoặc bị kích thích sẽ khiến lưỡi sưng đau khó chịu.
Ung thư khoang miệng: hầu hết các trường hợp sưng đau lưỡi không có gì đáng lo lắng những nếu tình trạng này kéo dài trên hai tuần và kèm theo xuất hiện khối u thì nhiều khả năng bnaj bị ung thư miệng giai đoạn đầu. Đó chính là một lý do khiến bạn nên cảnh giác hơn với vấn đề sưng đau lưỡi
Một số tình trạng bệnh như tiểu đường, thiếu máu, cũng gây ra các triệu chứng sưng đau lưỡi.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh